Kiến thức Tuyển dụng Khai thác truyền thông xã hội cho tuyển dụng

[Infographic]Khai thác truyền thông xã hội cho tuyển dụng

2
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp chưa khai thác đúng mức các mạng truyền thông xã hội trong quá trình tuyển dụng nhân sự trong khi đa số ứng viên lại có xu hướng sử dụng những kênh thông tin này để tìm việc làm.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Hiện nay, người tìm việc không còn đọc các mẩu quảng cáo tuyển dụng dưới dạng rao vặt nhiều như trước. Thay vào đó, họ chuyển sang internet và các mạng xã hội. iCIMS, một công ty cung cấp phần mềm quản lý nhân sự trực tuyến mới đây đã thực hiện một nghiên cứu và cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi có đến 92% doanh nghiệp đang sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ tuyển dụng.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ các nhà tuyển dụng chưa khai thác đúng mức các kênh thông tin này. “Điều đáng ngạc nhiên là các ứng viên tìm việc không sử dụng Twitter nhiều như các nhà tuyển dụng”, Susan Vitale, Giám đốc Tiếp thị (CMO) của iCIMS, cho biết.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của iCIMS, trong khi 51% các mẩu thông báo tuyển dụng được đăng tải trên Twitter thì chỉ có 1% ứng viên cho biết có ý định tìm việc làm từ mạng xã hội này. Mạng xã hội hàng đầu mà người tìm việc thường nghĩ đến là LinkedIn nhưng chỉ có 23% doanh nghiệp đăng tuyển trên mạng này. “Tôi xem LinkedIn như một mạng xã hội cho tuyển dụng hơn là một trang xã hội bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những mạng xã hội khác đang được nhiều người tìm việc sử dụng khi tìm các cơ hội mới”, Vitale chia sẻ.
Nghiên cứu nói trên đã phân tích hơn 60.000 mẩu thông báo tuyển dụng được đăng tải trên các mạng xã hội. Sau LinkedIn, iCIMS cho biết người tìm việc đang có xu hướng tìm đến các trang Facebook và Google+. Dựa trên các kết quả của khảo sát, iCIMS khuyên doanh nghiệp nên khai thác thêm Google+ cho việc tuyển dụng. Theo đó, có chưa đến 1% các thông báo tuyển dụng được đăng trên Google+ nhưng số lượt xem các thông báo tuyển dụng trên trang này (tính trung bình trên một mẩu thông báo) lại cao gấp bốn lần các thông báo tuyển dụng được đăng trên các mạng xã hội khác.
Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thành công (conversion rate), tức khả năng thúc đẩy người tìm việc đi đến việc ứng tuyển sau khi xem thông báo tuyển dụng, Facebook lại đứng đầu. Gần 50% số người tìm việc từ các thông báo tuyển dụng được đăng trên Facebook cho biết có ứng tuyển sau đó. LinkedIn và Twitter xếp ở các vị trí kế tiếp.
Theo Vitale, mỗi mạng xã hội có một lợi thế riêng. Chẳng hạn, Google+ có độ nhận diện thương hiệu rất tốt vì các mẩu thông báo tuyển dụng được đăng trên mạng này đều được phần lớn người tìm việc đọc qua. Nhưng những người tìm việc quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp của nhà tuyển dụng và muốn biết liệu công việc mà họ đang định ứng tuyển có phù hợp với mình hay không lại thích sử dụng Pinterest và Instagram hơn.
“Các công ty cần xác định mục tiêu hàng đầu của mình là gì? Tăng số lượng người ứng tuyển, xây dựng nhãn hiệu hay tạo ra nhiều người theo dõi tin tức (followers)? Tùy theo mục đích này mà doanh nghiệp sẽ xác định được mạng xã hội thích hợp nhất cho việc tuyển dụng của mình”, Vitale khuyên. Ngoài ra, Vitale cũng nhắc doanh nghiệp rằng truyền thông xã hội không phải là kênh duy nhất để tìm nhân viên mới.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không