Kiến thức Marketing Samsung và câu chuyện marketing bằng trải nghiệm người dùng

Samsung và câu chuyện marketing bằng trải nghiệm người dùng

88
Với ngân sách gần 13 tỷ USD cho marketing trong năm 2013, Samsung đang nắm giữ vị tri đầu bảng danh sách những công ty chi mạnh tay nhất cho khu vực này của doanh nghiệp. Được xem là một trong những bậc thầy trong lĩnh vực marketing của thế giới, Samsung không chỉ dừng lại ở những phương pháp marketing đơn thuần, mà họ đã và đang tập trung nhiều hơn vào việc marketing bằng trải nghiệm người dùng và tính năng sản phẩm.

Trải nghiệm người dùng trong thế giới công nghệ
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
Một trong những chiếc chìa khóa để thành công trong thế giới công nghệ chính là việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Apple là một trong những công ty đã hiểu rõ và sử dụng điều này một cách tối ưu nhất. Họ tạo nên những chiêc điện thoại cảm ứng đầu tiên trên thế giới với trải nghiệm vô cùng khác biệt: trải nghiệm của sự hoàn hảo. Họ không bán bất kì sản phẩm nào cho đến khi họ biết rằng nó đã thực sự không thể tốt hơn nữa. Họ đi đầu trong việc tạo ra những tính năng mới và khác biệt: màn hình với công nghệ Retina Display, cô trợ lí ảo cá nhân Siri hay cảm biến vân tay Touch ID trên những chiếc iphone thế hệ mới, tất cả tạo nên sự khác biệt tuyệt vời cho tất cả những sản phẩm của họ.
Học hỏi được điều đó, “kẻ theo sau” Samsung luôn biết tận dụng chúng một cách triệt để việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Samsung tạo ra những tính năng tương tự những tính năng của Apple để thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm họ là không hề thua kém, thậm chí vượt trội so với những chiếc iPhone của đối thủ. Nếu Apple có Siri thì Samsung sẽ có S-voice, nếu Apple có màn hình Retina thì Samsung cũng chẳng kém cạnh với tấm nền AMOLED độ phân giải siêu cao trên những chiếc smartphone của mình, và lẽ dĩ nhiên Samsung cũng không chịu thua đối thủ trong cuộc chiến đưa những thiết bị sinh trắc học lên sản phẩm với cảm biến vân tay trên chiếc Galaxy S5 vừa mới ra mắt, tất cả tạo nên một cuộc chiến đầy căng go giữa hai ông lớn của làn công nghệ.
Mới – Độc – Lạ: người tiêu dung hoa mắt
Trong cuộc chiến đầy căng go đó, Samsung có lẽ luôn là kẻ chơi trội hơn với những tính năng tưởng chừng vẫn còn tồn tại trong thế giới khoa học viễn tưởng. Samsung Galaxy S4, con át chủ bài của Samsung trong năm 2013, được trang bị những tính năng chưa từng xuất hiện trên bất kì một chiếc smartphone nào trước đây, tạo nên một cơn sốt trong giới công nghệ nói riêng cũng như cộng đồng sử dụng internet nói chung. Một chiếc smartphone có thể theo dõi ánh mắt người dùng để cuộn trang web hay quyển sách hoàn toàn tự động, một thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người sử dụng, một thiết bị không cần trực tiếp chạm vào màn hình để thực hiện thao tác cảm ứng. Tất cả tạo nên một trải nghiệm mới – độc – lạ cho vũ khí chiến lược của họ.
Bằng cách tập trung nhiều hơn vào tâm lý và trải nghiệm người dùng, Samsung hiểu rằng người sử dụng smartphone ngày nay cần nhiều hơn một thiết bị để nghe, gọi và vận hành những ứng dụng thường nhật. Trong cuộc sống ngày nay, hầu như mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc smartphone với hàng loạt những tính năng hữu ích, vậy làm sao để chiếc smartphone của bạn tạo nên sự khác biệt trong thế giói đó? Samsung luôn cho người sử dụng câu trả lời với những tính năng độc đáo của một chiếc Galaxy S so với bất kì chiếc iPhone hay Lumia nào. Chính những khác biệt này tạo nên sức hút mạng mẽ đối với giới trẻ, những người luôn khát khao chứng minh sự nổi trội và khác biệt của mình trong thế giới của họ.
Những tính năng trên có thực sự hữu ích?
Nhìn nhận một cách khách quan, những tính năng trên mang tính “khoe mẽ” nhiều hơn là sử dụng. Cảm giác cuộn một trang web hay quyển sách bằng tay trên chiếc smartphone hay tablet tạo nên sự thú vị cho việc đọc nội dung, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát một cách chính xác bất kì vị trí nào muốn dừng lại và di chuyển. Việc sử dụng mắt để cuộn trang tạo nên sự thiếu chính xác trong việc thực hiện tác vụ, gây cảm giác không thoải mái cho mắt và giảm thời gian sử dụng pin của chiếc điện thoại. Hãy thử đặt câu hỏi chiếc smartphone của bạn có đủ pin để hoạt động cả ngày khi ứng dụng quản lý sức khỏe đòi hỏi phải chạy hàng loạt những cảm biến: đo nhịp tim, đo nhiệt độ, đếm nhịp, định vị. Và bạn có chắc chắn sẽ sử dụng nó khi biết rằng việc để ứng dụng hoạt động cả ngày sẽ làm chiếc smartphone của bạn không đủ pin cho một ngày sử dụng.
Nói cách khác, những tính năng trên được tạo ra với một mục đích duy nhất: vũ khí marketing tấn công vào trải nghiệm và tâm lí người dùng. Người tiêu dùng không thể biết rằng họ sẽ không sử dụng được ứng dụng cuộn trang bằng mắt cho đến khi họ thực sự mang nó về nhà. Và sẽ là quá muộn khi họ nhận ra rằng chiếc smartphone họ mua không tuyệt vời như họ nghĩ. Samsung chưa bao giờ nói quá về sản phẩm, vấn đề chính là việc người tiêu dùng đã không thể hiểu hết mục đích của việc tạo ra những tính năng trên.
Marketing không chỉ là quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà còn là quá trình tham gia vào việc xây dựng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu và trải nghiệm của họ. Nếu Apple đi theo triết lý của sự hoàn hảo thì Samsung vẫn luôn là một trong những bậc thầy trong việc thỏa mãn trải nghiệm và tâm lí người tiêu dùng, và họ vẫn sẽ đi theo triết lý này cho đến khi người tiêu dùng đủ thông minh để nhận ra những chiêu bài marketing đằng sau đó. Câu chuyện trải nghiệm người dùng và marketing vẫn sẽ là câu chuyện không mới trong thế giới công nghệ.

Theo Marketervietnam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không