Kiến thức Quản trị khách hàng Vướng về xử lý tang vật ngà voi, sừng tê giác

Vướng về xử lý tang vật ngà voi, sừng tê giác

9
Trong buổi làm việc với đại diện cơ quan Cites ngày 8-4, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Phạm Quốc Hùng đã nêu những vướng mắc trong việc xử lý đối vối tang vật là sản phẩm động vật hoang dã.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Sừng tê giác nhập lậu do Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện tháng 3-2014.

Theo Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Phạm Quốc Hùng, trong thời gian qua, Cục Hải quan TP.HCM đã chủ động kiểm soát, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm qua đường biển, đường chuyển phát nhanh và đường hàng không.
Tính từ năm 2012 đến nay, toàn Cục đã phát hiện được 12 vụ nhập khẩu trái phép sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm, với tang vật thu giữ gần 3 tấn sản phẩm là ngà voi, sừng tê giác.
Hầu hết các tang vật vi phạm đều được bàn giao cho cơ quan cảnh sát điều tra lưu trữ. Riêng tang vật vi phạm xảy ra tại Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 (hơn 280 kg) và Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 (gần 2,5 tấn) được chuyển về kho tang vật của Cục Hải quan TP.HCM lưu giữ từ nhiều năm nay. Cục Hải quan TP.HCM liên hệ với cơ quan điều tra liên hệ bàn giao tang vật nhưng vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi.
Phó cục trưởng Phạm Quốc Hùng cho rằng, tất cả các vụ việc bị phát hiện đều có thủ đoạn cất giấu, vận chuyển tinh vi như giấu trong hàng hóa, hành lý, hàng quá cảnh…, Cục Hải quan TP.HCM đã chủ động kiểm tra, kiểm soát phát hiện được vụ việc mà chưa có thông tin cảnh báo từ cơ quan Cites về tình trạng vận chuyển, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm.
Khi giám định đối với sản phẩm thuộc nhóm I Cites mất rất nhiều thời gian, chi phí giám định lớn (từ 20-40 triệu đồng). Trong khi đó, kinh phí dùng cho việc giám định phải dùng vào kinh phí chung của đơn vị, không có kinh phí riêng cho việc này.
Về xử lý tang vật, không định giá được sản phẩm hoang dã, do đây là mặt hàng cấm nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường, khó xác định được trị giá tang vật vi phạm làm cơ sở đưa ra mức định tội cụ thể. Về định lượng tang vật vi phạm, không có văn bản nào quy định cụ thể số lượng bao nhiêu thì được gọi là “số lượng lớn”.
Bên cạnh đó, hiện nay,chưa có nơi nào bảo quản chuyên biệt đối với những mặt hàng này nên việc bảo quản tang vật gặp nhiều khó khăn. Chưa có quy định cụ thể khi bàn giao tang vật vi phạm cho các cơ quan chức năng.
Trên thực tế, khi phát hiện các vụ vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, quý hiếm, cơ quan Hải quan thường chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an để làm rõ theo thẩm quyền. Cơ quan Hải quan chỉ nắm được thông tin điều tra, xử lý khi các cơ quan này hồi báo. Tuy nhiên, hiện nay sau khi chuyển hồ sơ vụ việc, cơ quan Hải quan ít nhận được thông tin từ phía cơ quan điều tra. Do đó, cơ quan Hải quan không có nhiều thông tin để cung cấp cho các cơ quan hữu quan khác khi có đề nghị.
Ông Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế Asean (Hội Luật gia Việt Nam) và đại diện cơ quan quản lý Cites thừa nhận và tiếp thu các vướng mắc mà Cục Hải quan TP.HCM gặp phải trong việc xử lý sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm. Các cơ quan này đang xây dựng Thông tư quy định về quản lý mẫu vật đối với sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó sẽ quy định cụ thể các nội dung hiện nay còn thiếu để các cơ quan quản lý có căn cứ thực hiện…/.

Theo Báo Hải Quan

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không