Kiến thức Tuyển dụng Ứng biễn với những câu hỏi “con dao 2 lưỡi”

Ứng biễn với những câu hỏi “con dao 2 lưỡi”

137
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNhiều ứng viên cho rằng, nhà tuyển dụng sẽ chọn những câu thật hóc búa. Thực tế, nhiều khi, chính những câu hỏi đơn giản lại giúp họ đánh giá được bạn một cách toàn diện nhất.
Dưới đây là những bí quyết để trả lời những câu hỏi dễ mà khó này:

1. Bạn hãy giới thiệu vài nét về bản thân?
Đây thường là câu hỏi mở đầu mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều dùng trong cuộc phỏng vấn ứng viên. Một số ứng viên bị mất điểm ngay từ câu hỏi này bởi cứ ngồi liệt kê tràng giang đại hải quá trình làm việc, kinh nghiệm bản thân mà không tập trung vào một cái đích cụ thể nào. Việc đưa quá nhiều thông tin lúc này sẽ khiến bạn trở thành một kẻ rườm rà, không biết chọn lọc và nhà tuyển dụng ít nhiều cảm thấy khó chịu vì mất thời gian.
Bí quyết để trả lời câu hỏi này là dành 2-3 phút tóm tắt ngắn gọn sự nghiệp của mình và hãy chắc chắn bất cứ điều gì bạn chia sẻ cũng có liên quan đến vị trí công việc đang phỏng vấn.

2. Tại sao bạn lại từ bỏ công việc hiện tại?
Câu hỏi này là một con dao hai lưỡi. Nếu bạn nói rằng, bạn đang tìm kiếm cơ hội mới, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng, bạn đang chán công việc hiện tại. Nhưng đồng thời có thể khiến họ có suy nghĩ, ứng viên này thích nhảy việc và không có gì chắc chắn bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty của họ.
Với câu hỏi này, bạn nên trình bày cụ thể và đưa ra càng nhiều lý do càng tốt. Có thể do những thay đổi trong cách quản lý trong thời gian gần đây khiến bạn cảm thấy không phù hợp, định hướng của công ty không còn phù hợp với mục tiêu cá nhân của bạn hay những thay đổi của công ty khiến bạn lo ngại về sự ổn định và vị trí làm việc hiện tại của bản thân… Nói chung, bạn nên đưa ra nhiều lý do cho quyết định nhảy việc lúc này bởi điều đó chứng tỏ bạn đã suy nghĩ chín chắn và có thể một trong số những gì bạn nói sẽ tìm được sự đồng cảm tự người phỏng vấn.

3. Điểm mạnh, điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Không ít người nghĩ rằng, nhà tuyển dụng sẽ thích một người hoàn hảo, cầu toàn nhưng thực tế, chẳng có ai là người hoàn hảo cả. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, vấn đề là chúng ta nhìn nhận nó như thế nào mà thôi. Đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi là người cầu toàn nên hầu như không có nhược điểm gì”. Điều đó chỉ khiến họ có cảm giác bạn là kẻ cao ngạo, không hiểu hết bản thân. 
Tất nhiên, bạn nên đưa ra thế mạnh của mình nhưng cũng đừng quên nói về nhược điểm. Chú ý rằng, khi liệt kê các điểm yếu của mình, bạn hãy chọn điều gì gần gũi, thực tế nhất và thừa nhận rằng, bạn đang cố gắng để hoàn thiện những điểm yếu đó. Một điểm bạn cũng cần nhớ là, nhược điểm đó không được liên quan trực tiếp đến trách nhiệm công việc trong tương lai, có điều, bạn phải hết sức trung thực.

4. Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu?
Nếu có thể, bạn nên tránh nói đến tiền lương, thu nhập cho đến phút cuối của quá trình tuyển dụng. Khi đã chọn được thời điểm để thảo luận mức lương, bạn nên cảm thấy thoải mái, trò chuyện với người phỏng vấn một cách cởi mở, đưa ra phạm vi mức lương mà bạn có thể chấp nhận được.
Để có được giới hạn đó, bạn nên căn cứ vào cuộc sống hiện tại, mức lương mong muốn sẽ là mức đủ để bạn cảm thấy cuộc sống thoải mái với những nhu cầu tối thiểu và từ đó có thể nâng lên 5, 10 hoặc 15% nữa.. 
Tuy nhiên, đừng đưa ra một con số quá cao so với thực tế mức lương trong ngành nghề của bạn bởi đa số các tập đoàn, công ty đều có quy chuẩn mức lương khá giống nhau cho các vị trí. Đưa ra một mức lương ngất ngưởng, xa rời thực tế chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn mà thôi.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không