Hàng tồn kho giảm 39,5% so với đầu năm, giảm 55,6% so với cuối quý 2. Trong đó, nguyên vật liệu giảm từ 579 tỷ đầu kỳ xuống còn 89 tỷ cuối quý này. Thành phẩm cũng giảm từ 464,8 tỷ xuống còn 312,6 tỷ.
Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS) công bố BCTC quý 3/2013.
Với giá trị 867,5 tỷ đồng, doanh thu thuần quý 3/2013 của Đường Biên Hòa tăng tới 32,5% so với cùng kỳ nhưng lũy kế 9 tháng đạt 2100 tỷ – tăng nhẹ 3,1%.
Hàng tồn kho gây chú ý khi giảm 39,5% so với đầu năm, giảm 55,6% so với cuối quý 2. Trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu giảm từ 579 tỷ đầu kỳ xuống còn 89 tỷ vào cuối quý này. Thành phẩm cũng giảm từ 464,8 tỷ xuống còn 312,6 tỷ.
Với kết quả này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng tình hình bán hàng của công ty đã khả quan hơn.
Tuy nhiên, chi phí giá vốn vẫn là một gánh nặng chưa thoát được của các doanh nghiệp ngành đường nói chung và của đường Biên Hòa nói riêng. Tỷ lệ giá vốn/ doanh thu tăng vọt từ mức 88,8% của quý 3 năm ngoái lên mức 94,8% trong quý 3 năm nay khiến cho lợi nhuận gộp chỉ còn 44,8 tỷ.
Một niềm vui nhỏ dành cho doanh nghiệp là doanh thu tài chính tăng thêm khá nhiều do khoản “lãi từ đầu tư trồng mía”. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận gộp ít ỏi dù được bổ sung thêm doanh thu tài chính thì vẫn không kham được những chi phí vượt trội. Chi phí tài chính tăng 9,5 tỷ tương đương 68%. Thủ phạm chính là chi phí lãi vay với giá trị 22 tỷ đồng. Điều này cũng không quá khó hiểu khi số dư vay ngắn hạn của BHS tại thời điểm đầu quý 3 là 1.440 tỷ. Đến 30/09/2013, số dư này còn 991,5 tỷ – giảm được 448,5 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng tăng 3,4 tỷ tương đương 17,3%. Chi phí quản lý doanh nghiệp có lẽ là khoản cuối cùng mà BHS có thể cắt giảm để tiết kiệm chi phí. Chi phí này khá ổn định trong quý 3/2013 nhưng đã giảm được 12,8% lũy kế 9 tháng.
Với những gánh nặng đó, lợi nhuận sau thuế của Đường Biên Hòa chỉ còn vỏn vẹn hơn 105 triệu đồng – một con số không đáng kể khi so với doanh thu, và so với 28,3 tỷ LNST của quý 3/2012. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp chỉ đạt 5,8 tỷ đồng LNST – giảm 92% so với cùng kỳ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương gần 38 tỷ trong khi cùng kỳ âm 147 tỷ. Có được điều này chủ yếu là nhờ giảm hàng tồn kho và nguồn tiền thu khác. Tuy nhiên DN đã chi khá lớn cho hoạt động đầu tư TSCĐ và trả nợ vay khiến cho các dòng tiền thuần trong kỳ âm 83,9 tỷ đồng.
Theo Trí Thức Trẻ/Trí thức trẻ/HSX
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông