Dỡ bỏ thuế chống trợ cấp của DOC, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam bị đánh thuế đều được dỡ bỏ mức thuế đã bị áp trước đó và đưa mức thuế chống trợ cấp về 0%.
Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã đón nhận thông tin tích cực khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết cuối cùng là không phá giá tôm trên thị trường Mỹ và đều được hưởng mức thuế bằng 0. DOC đã công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam thoát án chống bán phá giá kéo dài từ nhiều năm qua với mức thuế cao lên tới 7,88%.
Trước đây, khi bị đánh thuế cao, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã cùng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã phối hợp mời luật sư phản đối DOC. Các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản Mỹ cũng lên tiếng phản đối quyết định nói trên của DOC. Họ cho rằng các doanh nghiệp Mỹ chủ yếu khai thác tôm tự nhiên còn tôm nhập khẩu là tôm nuôi, do vậy không có lý do gì 2 sản phẩm khác nhau về bản chất lại cạnh tranh nhau trên cùng 1 thị trường.
Vượt qua khó khăn
Với quyết định cuối cùng về việc dỡ bỏ thuế chống trợ cấp của DOC, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam bị đánh thuế đều được dỡ bỏ mức thuế đã bị áp trước đó và đưa mức thuế chống trợ cấp về 0%.
Tôm xuất khẩu của Việt Nam với nguồn cung tốt cả về chủng loại lẫn kích cỡ và sự đa dạng về sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận và ưa chuộng cùng với tôm các quốc gia khác. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp sản phẩm tôm cho hệ thống siêu thị tại Mỹ với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Vì vậy, đương nhiên doanh nghiệp tôm và sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đối xử khách quan, công bằng, phù hợp với tinh thần thương mại tự do, bình đẳng cũng như quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Theo VASEP, hiện tại lĩnh vực thuỷ sản không mấy khả quan khi lượng đơn hàng chuyển về không nhiều, dù hàng năm đến thời điểm này, nhu cầu thường tăng cao. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thuỷ sản còn rất trì trệ.
Các doanh nghiệp chế biến tôm khác đang đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu khi bị các thương lái Trung Quốc cạnh tranh mua tôm tại đầm với giá rẻ. Họ thu gom cả các loại tôm bé, không cần qua kiểm tra dư lượng kháng sinh… Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm như MPC không thể “chạy theo” được nên bị hụt nguyên liệu.
Đi sâu vào phân tích tình hình của MPC, từ khi chia tay với đối tác Thái Lan CP Foods, Công ty CP Minh Phú (MPC) vẫn chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh đầy lạc quan mà họ đặt ra. Lợi nhuận bán niên mới chỉ mới đạt được 34 tỷ đồng, sụt giảm 87,8% so với năm ngoái. Đây là một thất bại lớn khi tham vọng cả năm là 295 tỷ đồng.
Lượng tồn kho của MPC tính đến giữa năm đã tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, dù có thêm nhiều khách sẵn sàng mua tôm của công ty với giá cao. Từ đầu năm đến nay, Minh Phú cũng đã cắt giảm 4% nhân sự.
Những khác biệt
Trước đây, MPC từng bất ngờ thông báo lộ trình hủy niêm yết trong giai đoạn 2013 – 2014 để tái cơ cấu và chuẩn bị tiếp nhận một đối tác thích hợp hơn sau CP Foods. Tuy nhiên, cho đến giờ, các đối tác tiềm năng vẫn chưa xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn của MPC. Vị Chủ tịch công ty khẳng định dù có hợp tác với đối tác nào đi nữa thì cũng sẽ không bán cổ phần cho họ với tỷ lệ chi phối quá lớn vì muốn để lại công ty cho gia đình.
Có thể nói, gánh nặng giữ lại sản nghiệp cho gia đình đã phần nào hạn chế tiềm năng phát triển của Minh Phú. MPC mới phải giải thể một công ty con là Công ty TNHH Một thành viên nuôi tôm sinh thái Minh Phú. Đơn vị này ra đời vào năm 2010, có nhiệm vụ nuôi tôm tự nhiên ở Cà Mau để xuất khẩu với giá cao. Bỏ công ty con, MPC chỉ còn dồn lực cho Công ty Chế biến Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, chủ yếu chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ cá.
So sánh với những đơn vị khác như Thủy sản Hùng Vương đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản. Trong năm 2012, doanh thu của 2 doanh nghiệp này ngang nhau, khoảng 8.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận lại có sự chênh lệch đáng kể. Nếu như Hùng Vương thu được 260 tỷ đồng, con số này của Minh Phú chỉ là 16 tỷ đồng, giảm 94% so với năm trước đó.
Qua phân tích, có sự khác nhau về lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Một bên là MPC tập trung cho gia đình còn HVG thì thu hút được các nhà đầu tư bên ngoài, cũng như những người giỏi tham gia vào quản lý, lãnh đạo công ty đi lên.
Gia đình ông chủ HVG chỉ sở hữu khoảng 36% cổ phần. Còn ở Minh Phú, gia đình ông chủ đang nắm đến 67% cổ phần và tỷ lệ sở hữu của người nhà trong công ty này cũng khá lớn.
Sau khi tuyên bố hủy niêm yết, Minh Phú hầu như giấu mình hoàn toàn trước giới truyền thông. Lúc đó, phương án hủy niêm yết với lý do thuận tiện phát hành giá cao cho đối tác nước ngoài.
Trong khi đó, cổ đông nhỏ lẻ của MPC nắm giữ trên 24% cổ phiếu của công ty này đã bị bỏ quên. Việc nắm giữ lượng cổ phiếu lớn khiến MPC thông qua phương án hủy niêm yết một cách dễ dàng.
Theo tính toán, chỉ cần 3 cổ đông nắm giữ gần 5% cổ phần của MPC là đủ để quyết định việc rời sàn. Đây là sự khác biệt giữa những doanh nghiệp lớn niêm yết trên sàn.
Theo Thời báo kinh doanh
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông