Nguyên PGĐ cho nhánh 3 ngân hàng Agribank TP HCM bị đề nghị từ 18 đến 21 năm tù

54
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCó đến 4 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo ngân hàng Agribank hầu tòa vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao cố ý cho vay trái với quy định của Nhà nước.
Sau 3 ngày xét xử (từ ngày 10/7) vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh 3(Agribank – CN 3) chiều 12/7, đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh thực hành quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Hữu Long (nguyên Phó Giám đốc Agribank – CN 3) mức án từ 18 – 21 năm tù; Huỳnh Trung Hiếu (nguyên cán bộ tín dụng của ngân hàng) từ 28 – 30 năm tù; Đào Phương Thế (nguyên Trưởng phòng kế hoạch) từ 11- 14 năm tù cùng về các tội “Vi phạm quy định về cho vay…” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Liên quan trực tiếp đến vụ án này, nguyên Giám đốc Agribank – CN 3 Đới Sỹ Thúy chỉ bị đề nghị 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Ngoài các bị cáo trên, 4 “giám đốc thuê” Trần Hữu Thiện, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Minh Thuần và Phạm Thị Được cũng bị đề nghị từ 7-9 năm tù về tội “Lừa đảo…”.
Theo nội dung bản cáo trạng, Trần Quốc Dân (đã bỏ trốn đang bị truy nã) là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phương Uyên. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2010, Dân đã thành lập nhiều công ty khác nhau, thuê người khác đứng lên giám đốc để sử dụng pháp nhân của các công ty này lập hồ sơ vay tiền Agribank – CN3.
Bằng nhiều thủ đoạn gian dối khác nhau cùng với việc sử dụng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở giả, thông qua 6 hợp đồng tín dụng đối tượng này đã ký kết vay của Agribank với tổng số tiền 191 tỷ đồng sau đó chiếm đoạt rồi bỏ trốn.
Qua khấu trừ trị giá tài sản thật mà Dân đang thế chấp tại ngân hàng thì y còn chiếm đoạt của ngân hàng hơn 111 tỷ đồng, hiện không còn khả năng hoàn trả. Ngoài hành vi trên, quá trình điều tra còn xác định, Dân còn sử dụng nhiều giấy tờ nhà đất giả mạo khác ký hợp đồng mua bán hoặc thế chấp cho 4 cá nhân khác để vay tiền, sau đó chiếm đoạt 171 tỷ đồng và 35.000 USD.
Giúp sức cho Dân lừa đảo trong vụ án này là các bị cáo Trần Hữu Thiện, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Minh Thuần và Phạm Thị Được. Những đối tượng này được Tân thuê làm giám đốc và đã đứng ra ký kết các hợp đồng tín dụng mà Dân đã sử dụng giấy tờ giả để thế chấp ngân hàng.
Liên quan trong vụ án này có đến 4 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo ngân hàng hầu tòa vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao cố ý cho vay trái với quy định của Nhà nước. Trong đó Nguyễn Hữu Long, Huỳnh Trung Hiếu và Đào Phương Thế trong quá trình giải quyết hồ sơ vay các công ty của Dân đã nhận nhiều quá cáp để bỏ qua những quy định bắt buộc. Theo đó, Long đã nhận quà cáp trị giá 31,5 triệu đồng, Thế nhận 6.000 USD và Hiếu nhận 4.000 USD và 3 tỷ đồng của Dân.
Đối với Đới Sỹ Thúy, với chức vụ Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng tư vấn tín dụng CN 3, trong quá trình giải quyết hồ sơ vay của các công ty trên đều phải thông qua Thúy duyệt. Tuy nhiên, quá trình điều hành, Thúy đã phân công việc thẩm tra hồ sơ vay, ký hợp đồng tín dụng, thế chấp… thuộc trách nhiệm của Long cùng phòng kế hoạch kinh doanh.
Với hành vi như trên, cáo trạng truy tố về tội “Vi phạm cho vay…”, tuy nhiên qua xét hỏi tại tòa, nhận định các hành vi sai phạm của Thúy thuộc lỗi vô ý nên đại diện VKS đã rút tội danh đã truy tố ở trên và chuyển sang tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong việc ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Trọng Bằng (1 trong 5 công ty của Dân) vay gây thiệt hại cho ngân hàng 40 tỷ đồng.

Theo Công an nhân dân

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không