Kiến thức Tài chính kế toán Công văn 393/CT-CS của Cục Thuế về chính sách ưu đãi thuế...

Công văn 393/CT-CS của Cục Thuế về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

9

Ngày 01/04/2025, Cục Thuế ban hành Công văn số 393/CT-CS nhằm hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp có yếu tố chuyển đổi về loại hình, chủ sở hữu và vốn góp.

Nội dung công văn không chỉ trả lời cho một trường hợp cụ thể, mà còn mang ý nghĩa tham chiếu quan trọng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tái cấu trúc hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động.

1. Về việc kế thừa ưu đãi khi chuyển đổi doanh nghiệp

Căn cứ các quy định hiện hành tại Nghị định số 101/2006/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC:

  • “Chuyển đổi doanh nghiệp” được hiểu là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thay đổi loại hình theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, và được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới.
  • Doanh nghiệp sau chuyển đổi sẽ:

    • Kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp;
    • Tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư, nếu nhà đầu tư nước ngoài vẫn nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ;
    • Chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ còn lại của doanh nghiệp trước chuyển đổi.

Tại Điểm 5 Mục II Phần E Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

  • Nếu một cơ sở kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thực hiện tái cấu trúc (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu), thì doanh nghiệp mới vẫn được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại, nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi.

Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình hoặc thay đổi chủ sở hữu hoàn toàn có thể tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN, với điều kiện không làm gián đoạn các tiêu chí được ưu đãi ban đầu.

2. Chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động chế biến nông sản, thủy sản

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản – thủy sản, chính sách thuế hiện hành tiếp tục khuyến khích bằng các mức thuế suất ưu đãi, cụ thể:

  • Căn cứ theo Luật số 32/2013/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP Doanh nghiệp được quyền lựa chọn mức ưu đãi có lợi nhất khi cùng lúc thỏa mãn nhiều chính sách ưu đãi đối với một khoản thu nhập.
  • Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
    • Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.
    • Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính

Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi 15%: Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

3. Trường hợp cụ thể: Chi nhánh Công ty CP Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco Hải Phòng

Coong ty Proconco Hải Phòng trước đây là công ty liên doanh với vốn đầu tư nước ngoài, sau đó thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển chủ đầu tư và chuyển nhượng toàn bộ vốn góp.Mặc dù thay đổi cấu trúc sở hữu, doanh nghiệp này vẫn đảm bảo điều kiện ưu đãi đầu tư như trước,  do đó công ty được kế thừa ưu đãi thuế TNDN theo giấy phép đầu tư cũ.

Trường hợp thu nhập của Chi nhánh Công ty cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco Hải Phòng đáp ứng điều kiện là thu nhập từ chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thu nhập này được áp dụng thuế suất 15% từ năm 2015.

Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.

Nội dung đầy đủ của Công văn như sau:

 

 

Lời kết

Việc tái cấu trúc doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc đánh mất các ưu đãi thuế, miễn là doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng các điều kiện đã được cấp phép. Doanh nghiệp có thể linh hoạt trong quá trình đổi mới, nhưng cần chú trọng đến yếu tố pháp lý và kế toán để tối ưu chi phí thuế và đảm bảo tính tuân thủ.

 

 

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không