Kiến thức Tài chính kế toán Phần mềm kế toán MISA SME R11 – Tự động lập và...

Phần mềm kế toán MISA SME R11 – Tự động lập và phát hành hóa đơn điện tử theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

1311
sme r11

Với mong muốn gia tăng lợi ích cho quý khách hàng khi sử dụng, MISA chính thức phát hành MISA SME 2022 phiên bản R11. Phiên bản mới nhất của phần mềm kế MISA SME 2022 sẽ tiếp tục được cải tiến nhiều tính năng giúp kế toán nâng cao năng suất. Các tính năng ưu việt của phiên bản R11 có thể được kể đến như sau:

1. Lập và phát hành hóa đơn điện tử theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Từ MISA SME 2022 – Phiên bản R11, Phần mềm đáp ứng nghiệp vụ xuất hóa đơn theo đúng chính sách giảm thuế GTGT tại Nghị quyết 43/2022/QH15 trong năm 2022, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:  Giảm 2% thuế suất thuế GTGT (áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%) đã được quy định cụ thể tại Điều 3, khoản 1 của Nghị quyết).
  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu (tỷ lệ % trên doanh thu): giảm 20% trên tỷ lệ % tính thuế GTGT.
Hướng dẫn thực hiện trên phần mềm kế toán MISA SME:
Với DN xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ

Phần mềm bổ sung thuế suất 8% tại cột “Thuế suất GTGT” hoặc “% thuế GTGT”  trên giao diện chi tiết các form chứng từ sau:

  • Danh mục khai báo chi tiết vật tư hàng hóa.
  • Các chứng từ trong phân hệ bán hàng (Loại bán hàng trong nước và bán hàng đại lý đúng giá).
  • Hợp đồng bán
  • Chứng từ trả lại hàng mua

Chi tiết thực hiện:

  • Điều chỉnh lại loại thuế suất thuế GTGT của vật tư, hàng hóa thuộc loại được miễn giảm thuế GTGT theo NQ43 trên danh mục khai báo VTHH từ thuế suất 10% về thuế suất 8%.

Người dùng điều chỉnh theo một trong hai cách sau:

+ Sửa từng VTHH trên Danh mục\Vật tư hàng hóa

+ Sửa hàng loạt vật tư hàng hóa. 

  • Sửa mẫu hóa đơn

Đối với đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn điện tử có nhiều loại thuế suất, trong đó có thuế suất thuế GTGT 8%, người dùng cần chuyển đổi mẫu hóa đơn cũ thành mẫu mới theo NQ43/2022/QH15 trước khi xuất hóa đơn.

  • Lập và phát hành hóa đơn

+ Lập hóa đơn, chứng từ bán hàng kèm hóa đơn như bình thường nếu trước đó đã chỉnh sửa thuế suất GTGT của vật tư hàng hóa là 8%

+ Trong trường hợp chưa chỉnh sửa thuế suất VTHH, khi lập hóa đơn, tại dòng chi tiết hàng hóa, người dùng lưu ý chọn loại thuế suất 8% tại cột “% thuế GTGT”.

  • Khi Phát hành HĐĐT, nhấn Xem hóa đơn để kiểm tra nội dung hóa đơn trước khi phát hành.
Với DN xuất hóa đơn bán hàng theo phương pháp trực tiếp

 

+ Phần mềm bổ sung trên Hệ thống\Tùy chọn\Hóa đơn: Tùy chọn Giảm 20% thuế GTGT trong năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15 

  • Không tích chọn: Chương trình vẫn giữ nguyên cách làm như trước đây. (Nghĩa là tại doanh nghiệp không phát sinh các mặt hàng được giảm 20% thuế GTGT theo Nghị quyết 43).
  • Tích chọn: Chương trình bổ sung thêm tickbox Giảm 20% thuế GTGT theo NQ43/2022/QH15 trên giao diện chi tiết các chứng từ, khi người dùng tích chọn thì phần mềm sẽ tự động tính toán ra mức thuế GTGT còn phải nộp theo Nghị quyết 43.

Lưu ý: Phần mềm ngầm định tích chọn sẵn tùy chọn này đối với dữ liệu chuyển đổi. Nếu đơn vị không có phát sinh hóa đơn giảm thuế GTGT thì vào menu Hệ thống\Tùy chọn\Hóa đơn => Bỏ tích “Giảm 20% thuế GTGT trong năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15”.

Chương trình bổ sung tùy chọn Giảm 20% thuế GTGT theo Nghị quyết 43 trên giao diện lập chứng từ.

  • Các chứng từ đáp ứng bao gồm:
    • Chứng từ bán hàng (Bán hàng trong nước)
    • Hóa đơn bán hàng.
    • Hóa đơn điều chỉnh
    • Trả lại hàng mua
  • Khi người dùng tích chọn Giảm 20% thuế GTGT theo Nghị quyết 43 thì giao diện chi tiết chứng từ sẽ bổ sung các cột sau:
    • Tiền thuế được giảm
    • Tiền thuế GTGT được giảm quy đổi – Chỉ hiển thị khi người dùng sử dụng loại tiền là ngoại tệ.
    • TK thuế GTGT
  • Nhập thông tin chứng từ bán hàng, chọn nhóm ngành nghề. Khi đó chương trình sẽ tự động tính toán ra số tiền thuế GTGT được giảm trừ.

  • Nhấn Cất. 
  • Đồng thời, phần mềm tự động hạch toán số thuế được giảm vào số tiền phải thu của khách hàng (Nợ 3331/Có 131, 111,112,…)

  • Nhấn Phát hành HĐĐT. Trên cửa sổ phát hành, nhấn Xem hóa đơn để kiểm tra nội dung hóa đơn trước khi phát hành. Khi đó, trên hóa đơn hiển thị ghi chú phần thuế GTGT được giảm trừ 20%

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa dịch vụ, thì kế toán cần lập riêng hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm 20% thuế GTGT.

Lưu ý:
  • Đối với hóa đơn điện tử, nếu ngày hóa đơn không thuộc năm 2022, phần mềm sẽ cảnh báo và không cho phát hành.
  • Phần mềm cho phép nhập khẩu từ excel và nhập khẩu dữ liệu định dạng xml các hóa đơn bán hàng, chứng từ bán hàng với thuế suất thuế GTGT 8%
  • Cho phép lấy dữ liệu hóa đơn giảm thuế GTGT theo NQ43 đã phát hành trên meInvoice về để hạch toán chứng từ trên tab Đề nghị ghi nhận doanh thu. Phần mềm bổ sung cột Giảm thuế GTGT trên danh sách hóa đơn khi nhấn Lấy DL từ MISA meInvoice, giúp người dùng phân biệt được hóa đơn nào giảm thuế GTGT và hóa đơn nào không giảm thuế GTGT.
    • Dòng có tích: Hóa đơn được giảm thuế GTGT
    • Dòng không tích: Hóa đơn không được giảm thuế GTGT

Ngoài ra, chương trình cũng đáp ứng lập các loại chứng từ từ 1 hoặc nhiều hóa đơn đầu vào theo nghị quyết 43/2022/QH15.

2. Cho phép lấy hóa đơn đầu vào (phát hành từ MISA meInvoice) theo Nghị quyết 43/2022/QH15, theo NĐ123/2020/NĐ-CP trên MISA meInvoice – Xử lý hóa đơn đầu vào về hạch toán.

Bước 1: Kết nối dịch vụ xử lý hóa đơn đầu vào MISA meInvoice

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của Hóa đơn

Chuyển HĐĐT đầu vào vào phần mềm
      • Cách 1: Sử dụng email khai báo ở Bước 1 làm email nhận hóa đơn
        • Khi các Nhà cung cấp gửi hóa đơn đầu vào tới địa chỉ email này, chương trình sẽ tự động lọc và lấy về phần mềm SME với tần suất 30 phút/lần
        • Hoặc, có thể lấy về phần mềm SME ngay bằng cách nhấn Đồng bộ từ MISA meInvoice

+ Cách 2Sử dụng email khác làm email nhận hóa đơn. Sau khi nhận email HĐĐT từ người bán cần foward sang email đã khai báo ở Bước 1

+ Cách 3: Nhập khẩu hóa đơn có sẵn trên máy vào phần mềm

Chương trình tự động kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn

+ Xem quy định của pháp luật về tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn 

+ Mỗi khi có email hóa đơn mới, chương trình sẽ hiển thị thông báo:

+ Trên danh sách Hóa đơn đầu vào. Chương trình hiển thị kết quả kiểm tra tổng quát, gồm các thông tin sau:

+ Có thể nhấn Xem chi tiết để xem chi tiết kết quả kiểm tra

Bước 3: Lập chứng từ từ hóa đơn điện tử

Mỗi hóa đơn lập thành một chứng từ

+ Chọn Hóa đơn muốn lập chứng từ (có thể chọn cùng lúc nhiều Hóa đơn để lập chứng từ hàng loạt bằng cách giữ phím Crtl )

+  Nhấn Lập chứng từ, chọn loại chứng từ cần lập:

      • Trường hợp Lập chứng từ mua hàng: cần chọn loại chứng từ mua hàng cần lập

Trường hợp Lập chứng từ mua dịch vụ: Phần mềm tự động cập nhật dữ liệu theo hóa đơn

Trường hợp lập Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Chứng từ nghiệp vụ khác/Chứng từ quyết toán tạm ứng: cần chọn phương thức hạch toán

+ Nếu chọn Hạch toán cộng gộpCác dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán gộp vào một dòng trên chứng từ nhập khẩu.

+ Nếu chọn Hạch toán từng dòng chi tiết: Mỗi dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán thành một dòng trên chứng từ nhập khẩu.

Có thể thay đổi/bổ sung các thông tin trên chứng từ theo nhu cầu (nếu cần).

Lưu ý: Người dùng có thể thêm dòng hoặc xóa dòng hàng không cần thiết bằng cách nhấn chuột phải trên dòng hàng cần thêm/xóa.

Nhấn Cất và ghi sổ. Chương trình tự động lập mới chứng từ. Để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết, có thể nhấn vào Số chứng từ tương ứng trên danh sách hóa đơn.

Nhiều hóa đơn lập thành một chứng từ

  •  Nhấn Lập CT nhiều hóa đơn, chọn các tham số để tạo lập chứng từ cần lập

    • Trường hợp Mua hàng nhiều hóa đơn/ mua dịch vụ: Mặc định hạch toán cộng gộp theo từng hóa đơn
    • Trường hợp lập Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Chứng từ nghiệp vụ khác/Chứng từ quyết toán tạm ứng: cần chọn phương thức hạch toán
      1. Nếu chọn Hạch toán cộng gộpCác dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán gộp vào một dòng trên chứng từ nhập khẩu
      2. Nếu chọn Hạch toán từng dòng chi tiết: Mỗi dòng hàng trên hóa đơn điện tử sẽ được hạch toán thành một dòng trên chứng từ nhập khẩu.
  • Nhấn Thực hiện
  •  Kiểm tra thông tin và chỉnh sửa chứng từ (nếu cần). Sau đó nhấn Cất.

  • Chương trình tự động lập mới chứng từ. Để mở chứng từ lên kiểm tra chi tiết, có thể nhấn vào Số chứng từ tương ứng trên danh sách hóa đơn.

3. Cho phép kết nối chữ ký số HSM của Soft Dreams để phát hành hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP.

Vào phân hệ Hóa đơn điện tử, tab Bắt đầu sử dụng, chọn Thiết lập ký số.

hoặc vào menu Hệ thống\Thiết lập ký số

Tích chọn hình thức ký số muốn áp dụng:

  • Dịch vụ chữ ký số điện tử eSign:

Lưu ý: Để sử dụng hình thức này, đơn vị phải mua và được cấp tài khoản chữ ký số eSign. Xem hướng dẫn tại đây.

Kết nối dịch vụ chữ ký số eSign

Thông báo đã kết nối đến eSign

  • Ký thông qua máy chủ HSM

Lưu ý: Để sử dụng hình thức này, đơn vị phải mua và được cấp tài khoản chữ ký số HSM của đơn vị cung cấp dịch vụ. 

Kết nối dịch vụ chữ ký số HSM

    • Nhà cung cấp VNPT

    • Nhà cung cấp Soft Dreams – Tính năng đang phát triển

Thông báo đã kết nối đến HSM

  • Ký trực tiếp qua USB Token
    • Ký trên máy tính hiện tại: Với hình thức này, mỗi máy tính muốn ký điện tử đều phải cắm USB Token trực tiếp vào máy tính=>Áp dụng với đơn vị có 1 hoặc ít máy tính cùng thực hiện ký điện tử lên hóa đơn.

    • Ký thông qua máy chủ: Với hình thức này, chỉ cần cắm USB Token vào máy chủ, các máy trạm kết nối với máy chủ để ký điện tử => Áp dụng với đơn vị có nhiều máy tính cùng thực hiện ký điện tử lên hóa đơn.

Sau khi thiết lập ký số, Kế toán có thể ký số lên hóa đơn điện tử và các chứng từ, báo cáo theo hình thức ký số đã thiết lập.

Lưu ý: Phải thực hiện thiết lập ký số cho từng Dữ liệu kế toán, từng máy tính và từng chi nhánh độc lập.

  1. Trên danh sách hóa đơn điện tử theo NĐ123/2020/NĐ-CP cho phép xem thông báo lý do từ chối cấp mã.

Trên danh sách bổ sung cột Lý do từ chối: 

hóa đơn điện tử 1

Khi nhấn vào Lý do từ chối thì cho phép xem chi tiết thông báo lý do từ chối cấp mã của Cơ quan thuế, giúp NSD nắm được lý do và phát hành lại hóa đơn khác cho đúng. 

5. Cải tiến cách lấy số liệu lên bảng kê bán ra kèm theo tờ khai 01/GTGT và 04/GTGT đối với HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế

  • Nếu HĐ điều chỉnh/thay thế và HĐ bị điều chỉnh/thay thế (HĐ gốc) được kê trên cùng 1 tờ khai (thuộc cùng tháng/quý kê khai)
    => Khi lập tờ khai thuế GTGT sẽ vẫn như hiện nay
  • Nếu HĐ điều chỉnh/thay thế và HĐ bị điều chỉnh/thay thế (HĐ gốc) được kê trên 2 tờ khai khác nhau (thuộc tháng/quý kê khai khác nhau) thì sẽ không ngầm định lên tờ khai lần đầu của kỳ phát sinh HĐ thay thế/Điều chỉnh; khi lập tờ khai bổ sung kỳ phát sinh HĐ gốc thì cho phép liệt kê lên
  • Khi lập tờ khai thuế GTGT bổ sung: Trên tờ khai lần đầu có kê khai HĐ và HĐ đó phát sinh sai sót đã được lập HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế chưa được kê khai trên tờ khai lần đầu (Do khác kỳ) ===> Cho phép Liệt kê danh sách HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế (kèm các HĐ bị sai sót) để NSD tính số cần kê khai điều chỉnh

Với các tính năng ưu việt trên, phần mềm kế toán MISA SME 2022 phiên bản R11 chắc hẳn sẽ giúp công tác kế toán trong doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, tạo ra sự khác biệt to lớn về lợi nhuận. 

Anh chị có thể đăng ký cập nhật lên phiên bản MISA SME 2022 R11 để trải nghiệm các tính năng ưu việt kể trên, cụ thể:

  • Đối với quý khách hàng dùng phần mềm kế toán MISA SME vẫn còn hạn cập nhật vui lòng đăng nhập vào phần mềm thực hiện các bước sau: Trợ giúp -> Tự động cập nhật.
  • Đối với quý khách hàng đã hết hạn cập nhật, anh chị ấn đăng ký cập nhật phần mềm để được hỗ trợ cập nhật phiên bản mới nhất hoặc liên hệ hotline: 090.488.5833
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không