Kiến thức Phân biệt các loại chi phí sản xuất gỗ nội thất

Phân biệt các loại chi phí sản xuất gỗ nội thất

580
sản xuất gỗ
Xưởng sản xuất đồ gỗ tự nhiên
Mục lục hiện
Tính giá thành luôn là thử thách lớn với các Doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ. Do sự khan hiếm nguyên vật liệu, đặc thù sản xuất theo đơn đặt hàng với những yêu cầu thiết kế riêng, ngoài ra còn phải cân đo mức hao hụt do sản xuất trên nhiều công đoạn, chi phí nhân công, tồn kho. Dẫn đến tình trạng chênh lệch khi tính giá thành sản xuất và thực tế phát sinh.
Phân biệt rõ ràng các loại chi phí sản xuất đồ gỗ nội thất là phương pháp đơn giản nhất để tính đúng giá thành sản xuất.

I. Chi phí nguyên vật liệu (NVL) gỗ

1. Phương pháp

Xuất kho không đích danh cho từng sản phẩm, ghi nhận chi phí theo tài khoản chi phí NVL gỗ (TK 6211), chương trình tập hợp và phân bổ chi phí NVL gỗ được tổng hợp vào cuối tháng cho sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ khối lượng gỗ tinh của mỗi sản phẩm trên tổng khối lượng gỗ tinh của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

– Định mức gỗ tinh: Người dùng thiết lập định mức các chi tiết gỗ tinh cho sản phẩm, chương trình tính ra khối lượng gỗ tinh của mỗi sản phẩm dựa vào quy cách của các chi tiết gỗ đã thiết lập.
– Số lượng sản phẩm hoàn thành: Người dùng lập Phiếu nhập kho thành phẩm từ phần mềm để ghi nhận số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
– Số lượng sản phẩm dở dang: Người dùng thống kê thực tế cuối kỳ và cập nhật số lượng sản phẩm dở dang vào phần mềm theo mã sản phẩm.
– Chi phí NVL gỗ: Người dùng lập Phiếu xuất kho NVL từ phần mềm, ghi nhận chi phí NVL gỗ phát sinh trong kỳ.

3. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

NVL gỗ xuất kho sản xuất được đánh giá 100% hoàn thành cho mã sản phẩm (Với cùng mã sản phẩm thì chi phí NVL phân bổ cho sản phẩm dở dang bằng với sản phẩm hoàn thành nhập kho tính trên một đơn vị sản phẩm).

II. Chi phí lương nhân công trực tiếp sản xuất

1. Phương pháp

Ghi nhận chi phí lương hạch toán vào cuối kỳ (không đích danh cho sản phẩm) theo tài khoản chi phí nhân công trực tiếp sản xuất (TK 622). Chương trình tập hợp và phân bổ chi phí cho sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ giờ công được thống kê cho mỗi sản phẩm trên tổng giờ công của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

– Số giờ công thống kê cho sản phẩm: Người dùng cập nhật số giờ công phát sinh thực tế hàng ngày cho từng mã sản phẩm vào phần mềm.
– Số giờ công sản phẩm dở dang: Cuối kỳ, người dùng thống kê và cập nhật vào phần mềm số giờ công của sản phẩm còn dở dang tại xưởng (Chưa hoàn thành nhập kho) theo mã sản phẩm.
– Chi phí lương nhân công trực tiếp sản xuất: Người dùng lập Phiếu kế toán từ phần mềm, ghi nhận chi phí lương nhân công trực tiếp sản xuất phát sinh trong kỳ.

3. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Chương trình xác định chi phí nhân công dở dang trên mỗi mã sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ giờ công của sản phẩm dở dang trên tổng giờ công thống kê cho mã sản phẩm sản xuất trong kỳ.

III. Chi phí nguyên vật liệu (NVL) PU

1. Phương pháp

Xuất kho không đích danh cho từng sản phẩm, ghi nhận Chi phí theo Tài khoản chi phí NVL PU theo 03 nhóm phân bổ: Nhóm NVL Lót (TK 62121); Nhóm NVL Bóng (TK 62122); Nhóm NVL phân bổ chung theo Lót và Bóng (TK 62123). Chương trình tập hợp và phân bổ chi phí PU theo từng nhóm cho sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ diện tích bề mặt của mỗi sản phẩm trên tổng khối lượng gỗ tinh của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

– Định mức gỗ tinh: Người dùng thiết lập định mức các chi tiết gỗ tinh cho sản phẩm, chương trình tính ra diện tích bề mặt của mỗi sản phẩm dựa vào quy cách của các chi tiết gỗ đã thiết lập.
– Số lượng sản phẩm dở dang trên 04 công đoạn PU: Người dùng thống kê thực tế vào cuối kỳ và cập nhật số lượng sản phẩm còn dở dang trên 04 công đoạn PU (Lót 1; Lót 2; Lót 3; Bóng), chương trình căn cứ vào đó tính ra diện tích bề mặt của sản phẩm dở dang theo mỗi nhóm.
– Chi phí NVL PU: Người dùng lập Phiếu xuất kho NVL từ phần mềm, ghi nhận Chi phí nguyên vật liệu PU phát sinh trong kỳ.

3. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Chương trình xác định Chi phí NVL PU dở dang trên mỗi mã sản phẩm theo từng nhóm Chi phí phân bổ (Nhóm NVL Lót; Nhóm NVL Bóng; Nhóm NVL phân bổ chung theo Lót và Bóng) căn cứ vào tỷ lệ diện tích bề mặt của sản phẩm dở dang trên tổng diện tích bề mặt của mã sản phẩm sản xuất trong kỳ theo từng nhóm Chi phí phân bổ.

IV. Chi phí nguyên vật liệu (NVL) phụ kiện, ván, kính

1. Phương pháp

Xuất kho NVL chọn đích danh mã sản phẩm, ghi nhận Chi phí theo Tài khoản chi phí NVL ván và phụ kiện (TK 6213). Chương trình tập hợp và kết chuyển Chi phí trực tiếp cho sản phẩm sản xuất.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

Chi phí NVL phụ kiện, ván: Người dùng lập Phiếu xuất kho NVL từ phần mềm, chọn mã sản phẩm để ghi nhận Chi phí phát sinh trong kỳ trực tiếp cho sản phẩm.

3. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

NVL phụ kiện, ván xuất kho sản xuất được đánh giá 100% hoàn thành cho mã sản phẩm (Với cùng mã sản phẩm thì Chi phí NVL phân bổ cho sản phẩm dở dang bằng với sản phẩm hoàn thành nhập kho tính trên một đơn vị sản phẩm).

V. Chi phí nguyên vật liệu (NVL) phụ (Nhám, keo, đinnh, vít)

1. Phương pháp

Xuất kho không đích danh cho từng sản phẩm, ghi nhận Chi phí theo Tài khoản chi phí NVL phụ (TK 6214), chương trình tập hợp và phân bổ chi phí cho sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ Chi phí NVL PU được phân bổ cho mỗi sản phẩm trên tổng Chi phí NVL PU phát sinh trong tháng.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

– Chi phí NVL PU phân bổ cho sản phẩm: Dữ liệu này đã được chương trình tính toán tại mục Chi phí NVL PU.
– Chi phí NVL PU được phân bổ cho sản phẩm dở dang theo từng mã sản phẩm: Dữ liệu này đã được chương trình tính toán tại mục Chi phí NVL PU.
– Chi phí NVL phụ: Người dùng lập Phiếu xuất kho NVL từ phần mềm, ghi nhận chi phí nguyên vật liệu phụ phát sinh trong kỳ.

3. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Chương trình xác định Chi phí NVL phụ dở dang trên mỗi mã sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ Chi phí NVL PU của mỗi sản phẩm dở dang trên tổng chi phí PU phát sinh cho mã sản phẩm có đánh giá dở dang cuối kỳ.

VI. Chi phí quản lý phát sinh cho Phân xưởng sản (Lương bảo vệ, lương quản lý, lương nhân viên văn phòng, lương nhân viên nấu ăn, điện)

1. Phương pháp

Ghi nhận chi phí quản lý phát sinh trong kỳ (Không đích danh cho sản phẩm) theo Tài khoản chi phí quản lý (TK 6272). Chương trình tập hợp và phân bổ Chi phí cho sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ Chi phí NVL gỗ, ván của mỗi sản phẩm trên tổng Chi phí NVL gỗ, ván phát sinh trong tháng.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

– Chi phí NVL gỗ, ván phân bổ cho sản phẩm: Dữ liệu này đã được chương trình tính toán tại mục Chi phí nguyên vật liệu gỗ và Chi phí nguyên vật liệu ván.
– Chi phí quản lý: Người dùng lập Phiếu kế toán từ phần mềm, ghi nhận Chi phí quản lý phát sinh trong kỳ.

3. Xác định chi phí quản lý dở dang cuối kỳ

Chi phí quản lý phát sinh cho phân xưởng sản xuất được đánh giá 100% hoàn thành cho mã sản phẩm (Với cùng mã sản phẩm thì Chi phí NVL phân bổ cho sản phẩm dở dang bằng với sản phẩm hoàn thành nhập kho tính trên một đơn vị sản phẩm).

VII. Chi phí sản xuất chung (Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí khác)

1. Phương pháp

Đối với chi phí phân bổ công cụ dụng cụ và khấu hao tài sản cố định, chương trình tự động tính khấu hao, phân bổ và hạch toán vào Tài khoản chi phí (TK 6274) khi người dùng sử dụng chức năng Tài sản – Công cụ của phần mềm. Với các Chi phí khác, người dùng lập phiếu ghi nhận Chi phí. Chương trình tập hợp và phân bổ Chi phí cho sản phẩm căn cứ vào tỷ lệ Chi phí NVL gỗ, ván của mỗi sản phẩm trên tổng Chi phí NVL gỗ, ván phát sinh trong tháng.

2. Nguồn dữ liệu đầu vào cần có cho việc xử lý

– Chi phí NVL gỗ, ván phân bổ cho sản phẩm: Dữ liệu này đã được chương trình tính toán tại mục Chi phí NVL gỗ và Chi phí NVL ván.
– Chi phí khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC: Chương trình tính toán và tạo phiêu hạch toán tự động ghi nhận chi phí.

3. Xác định chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ

Chi phí quản lý phát sinh cho phân xưởng sản xuất được đánh giá 100% hoàn thành cho mã sản phẩm

VIII. Chi phí dịch vụ gia công

* Người dùng lập phiếu hạch toán chi phí gia công ngoài vào Tài khoản chi phí sản xuất chung (TK 6273), gõ mã sản phẩm được đưa đi gia công tương ứng, chương trình tập hợp Chi phí trực tiếp cho sản phẩm khi xử lý giá thành.
* Các loại dở dang cuối kỳ có thể ghi nhận tại nhà máy:
– Dở dang trên sản phẩm: Là sản phẩm đã trải qua công đoạn PU nhưng tại thời điểm cuối tháng chưa hoàn thành nhập kho thành phẩm.
– Dở dang NVL: Là sản phẩm đã trải qua công đoạn PU tại thời điểm cuối tháng.
* Xử lý sản phẩm đưa đi gia công và giao hàng cho khách hàng ngay tại đơn vị gia công: Trường hợp này, người dùng vẫn lập phiếu nhập kho thành phẩm và xử lý giá thành như bình thường.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không