Dù năng lực chuyên môn không thiếu, thậm chí còn được liệt vào danh sách những ứng cử viên sáng giá khi qua vòng tuyển chọn hồ sơ. Nhưng tại sao bạn không phải là người được chọn. Phải chăng chính chứng “ sợ phỏng vấn” là thủ phạm gây ra điều ấy?
Đối mặt với sự thực “chớ chêu” này, bạn nên làm gì?
1. Thả lỏng cơ thể, đặc biệt là các khớp tay và chân
Khoa học đã chứng minh, khi rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc quá hồi hộp, việc thả lỏng các cơ bắp, khớp xương (khớp tay và chân) đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là một trong những yếu tố lấy lại sự cân bằng cho cơ thể cũng như trạng thái tâm lý.
Nên chọn tư thế ngồi mà theo bạn cho là thoải mái nhất (nhưng cần tránh những tư thế ngồi mang tính khiếm nhã), hít thở thật sâu nhưng lưu ý mỗi động tác làm phải thật nhẹ nhàng, tránh để nhà tuyển dụng phát hiện.
2. Lĩnh hội nhuần nhuyễn các kiến thức trước khi vào phỏng vấn
Đây là một trong những nhân tố không chỉ góp phần lớn vào thành công của bạn mà còn khiến bạn tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng, thậm chí ở đám đông, trong những buổi hội họp, thuyết trình.
Hãy lấy kiến thức, sự thành thục nhuần nhuyễn chuyên môn làm nền tảng vững chắc cũng như làm “liều thuốc” đặc trị trứng sợ đứng trước đám đông, mất bình tĩnh khi phỏng vấn. Hơn nữa, khi sự tự tin lộ rõ trên mặt bạn, bạn sẽ thu hút được sự chú ý cũng như tin tưởng của người nghe.
3. Thử đổi “vai diễn”
Khi phỏng vấn, không ngừng tưởng tượng mình đang thay đổi vị trí, bạn sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải thí sinh dự thi, bạn sẽ lấy lại sự bình tĩnh bởi cách nghĩ táo bạo nhưng cũng vô cùng hiệu quả này. Nhược điểm của bạn lúc này sẽ phải nhanh chóng nhường chỗ cho sự tự tin cũng như sở trường vốn có của bạn.
4. Thay đổi cách nghĩ và tâm lý
Đừng vì quyết tâm cao độ phải thành công, phải làm bằng được chức vụ này, công việc này… mà tự tạo áp lực cho chính mình. Hãy thay đổi cách nghĩ, tâm lý của mình bởi thế cũng phần nào được cải thiện. Hãy nghĩ công việc, buổi phỏng vấn ấy như những trải nghiệm, thử thách đầu tiên mà bạn phải vượt qua, “thất bại là mẹ của thành công”. Vẫn còn những cơ hội đằng sau, bạn hãy bình tĩnh chờ đợi. Nghĩ như vậy bạn sẽ không cảm thấy quá áp lực, và do đó, bạn đã “giải quyết” nhanh gọn vấn đề căng thẳng hay run sợ khi phỏng vấn.
5. Ăn mặc phù hợp
Bề ngoài có tươm tất thì bạn mới tự tin để trả lời một cách thông minh các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Không cần quá lo lắng về vấn đề trang phục (đặc biệt là nữ giới) mà làm mất thời gian tập trung vào các công việc chuyên môn: ôn luyện các kiến thức, tập nói, tập trả lời các câu hỏi trước gương…
Hãy cứ mặc những gì bạn cho là phù hợp và hợp với những tiêu chí nơi công sở. Sự tự tin trong phong cách thời trang cũng quan trọng như sự tự tin được biểu hiện trên chính nét mặt của bạn.
6. Tránh cái nhìn thẳng
Khi chỉ có bạn và nhà tuyển dụng, nếu thấy căng thẳng đừng nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, bởi làm như vậy không những khiến bạn thêm căng thẳng mà còn khiến nhà tuyển dụng nhanh chóng nhận ra sự căng thẳng, thiếu tự tin ở bạn.
Tuy nhiên, cũng không nên cúi gằm mặt, ngửa mặt lên trần nhà hay nhìn quanh đâu đó. Những động tác ấy sẽ gây phản tác dụng, nhà tuyển dụng càng có ác cảm với bạn hơn.
Cách tốt nhất, nên ngồi ngay ngắn, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng phía nhà tuyển dụng nhưng không phải là nhìn chằm chằm hay quá trực diện, mà đôi khi hãy nhìn nhanh chóng vào mắt họ với ánh mắt đầy thiện cảm và sự tự tin.
7. “Rào trước đón sau” nói ra sự căng thẳng của mình
Một biện pháp được cho là khôn khéo nếu bạn không muốn để nhà tuyển dụng thấy được sự mất bình tĩnh, hãy chọn đúng thời điểm(ngay sau lời giới thiệu bản thân) “rào trước đón sau” để nói trước cho nhà tuyển dụng: “Tôi có đôi chút căng thẳng, mong ông/ bà lượng thứ”, đừng quên khi nói câu này bạn phải luôn nở nụ cười trên môi.
Thực ra, mọi người đều hiểu được sự căng thẳng trong phỏng vấn thi tuyển, do đó, không có nhà tuyển dụng nào lại chê cười sự thành khẩn ấy. Làm như vậy bạn vừa “trút” được gánh nặng căng thẳng phần nào, cũng như lấy lại sự tự tin thông qua cách xử lý linh hoạt ấy của mình.
8. Nói từ từ, ngắn gọn và rõ ràng
Đừng vì căng thẳng quá, run sợ quá mà bạn “bắn như liên thanh” những câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ không thể hiểu hết ý bạn muốn nói nếu chỉ nghe được 50% số từ trong câu trả lời.
Cũng đừng nên nói dài dòng, chen thêm những lời ậm ừ, đôi tiếng thở dài do phản ứng của bạn không nhanh nhạy vì quá căng thẳng. Điều đó “ không khảo mà tra” ra sự mất tự tin ở bạn.
Nhà tuyển dụng cần là những câu trả lời ngắn gọn nhưng rõ ràng, đi đúng trọng tâm vấn đề. Và qua đó, họ cũng đánh giá được năng lực tổng hợp kiến thức cũng như sự phản ứng nhanh nhạy và năng lực vững chắc của bạn.
Theo Xinli
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông