Kiến thức Tuyển dụng Câu trả lời làm hài lòng bất cứ nhà tuyển dụng nào

Câu trả lời làm hài lòng bất cứ nhà tuyển dụng nào

21
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamĐể trả lời được những câu hỏi phỏng vấn có thể khó hơn bạn nghĩ, bạn cần đến không chỉ kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự thông minh, tinh quái. Hãy dùng “mẹo” để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Dưới đây là những câu hỏi khó nhưng khá thường gặp với các câu trả lời đi kèm:
Câu hỏi 1: Theo bạn điểm yếu nhất của mình là gì?
A. Tôi là người hoàn hảo.
B. Tôi không phải tuýp người máy móc, thiếu sáng tạo, vì thế các bản sao chép có sẵn đừng “ghé thăm” tôi.
C. Tôi là người say mê công việc.
Đáp án B: Qua câu trả lời này bạn đã làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người có óc hài hước, và điểm yếu của bạn “vô tình” lại trở thành điểm mạnh. Tuy nhiên bạn nên đưa ra một vài ví dụ để minh hoạ thêm cho câu trả lời.
Câu A và C là hai câu trả lời khá phổ biến mà các ứng viên thường dùng, với câu trả lời này bạn sẽ để lại những nghi ngờ nơi nhà tuyển dụng: “Họ nói vậy nhưng sau này liệu họ có thực sự tâm huyết với công việc hay không? Liệu quá tự tin như vậy có phải là kẻ ba hoa không?”.
Câu hỏi 2: Lương của bạn trước đây là bao nhiêu?
A. 3 triệu đồng (con số thật)
B. 8 triệu đồng (con số ảo)
C. Lương của tôi được trả tuỳ thuộc vào lĩnh vực tôi làm việc.
Đáp án C: Với câu trả lời “lấp lửng” như vậy sẽ làm cho nhà tuyển dụng là người đầu tiên phải đưa ra một con số cho bạn lựa chọn. Đây cũng là cách giúp bạn có lợi thế trong vấn đề đàm phán mức lương khi được đề nghị làm việc.
Câu A: tuy là bạn nói sự thật nhưng với câu trả lời này sẽ hạn chế bạn trong vấn đề đàm phán mức lương sau này với nhà tuyển dụng. Hơn thế nữa nếu lương của bạn trước đây thấp thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi cho bạn như: khả năng làm việc của bạn thế nào?
Câu C: là người tìm việc đã có chút kinh nghiệm chắc bạn biết, nói thật là nguyên tắc vàng khi đi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể “lật mặt” bạn bất cứ lúc nào và cơ hội của bạn coi như hết. Nhà tuyển dụng có thừa kinh nghiệm để “định giá” bạn.
Câu hỏi 3: Tại sao bạn lại xin thôi công việc trước?
A. Công ty đó quá nhỏ cho sự phát triển của tôi.
B. Do công ty đó đang trong kỳ gian cắt giảm nhân viên.
C. Tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới.
Tất cả những câu trả lời trên đều là những lý do hợp lý cho việc thay đổi nơi làm của bạn. Nó lại không phải làm bạn nói ra những điều không hay về công ty cũng như vị sếp cũ.
Câu hỏi 4: Hãy thử miêu tả về một đồng nghiệp khó ưa nhất mà bạn từng cộng tác.
A. Đó là một trong những kỹ sư đã làm việc cùng tôi, anh ta không có khả năng nói tiếng Anh và chúng tôi đã rất vất vả khi phải làm việc cùng một người nước ngoài.
B. Đó là một gã luôn cố tình tán tỉnh tôi và mời tôi đi chơi. Tôi đã cố gắng phớt lờ anh ta và nói rằng tôi đã kết hôn.
C. Đó là sếp của bộ phận khác, ông ta đã gọi tôi vào văn phòng quát tháo và gọi lớn tên tôi. Tôi đã đề nghị ông ta bình tĩnh và giải thích rằng tôi đã làm sai chuyện gì, khi ông ta không thể làm điều đó tôi đã ra khỏi phòng ngay lập tức.
Đáp án C: Cho thấy nỗ lực trong việc luôn bình tĩnh và hỏi rõ nguyên nhân khi giải quyết vấn đề, nó làm nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là người luôn kiểm soát được bản thân trong mọi tình huống.
Câu A và B dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không độ lượng, hay thù vặt cá nhân.
Câu hỏi 5: Công việc lý tưởng của bạn như thế nào?
A. Đó là công việc mà tôi được hợp tác với những người dễ gần và hiểu biết.
B. Đó là công việc mà tôi bộc lộ được hết năng lực của bản thân.
C. Đó là công việc mà chỉ với nó tôi mới có khả năng thăng tiến.
Đáp án B: Không cần phải tranh luận nhiều rằng đây là câu trả lời hay nhất vì nó là cách tốt giúp bạn “tiếp thị” bản thân một cách hiệu quả nhất tới nhà tuyển dụng. Câu trả lời này làm hài lòng các yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như mong muốn được làm việc đúng khả năng của bạn từ đó sẽ tạo lợi nhuận cho công ty.
Câu hỏi 6: Công việc này có thể yêu cầu bạn phải làm việc thêm giờ, vào buổi tối hay thậm chí là cuối tuần. Bạn có thể đáp ứng được không?
A. Tôi cần được thông báo về điều đó hoặc phải có kế hoạch cho việc này.
B. Thường thì tôi phải làm thêm bao nhiêu giờ?
C. Có thế được vì tôi nghĩ rằng làm thêm giờ là điều đương nhiên với tính chất công việc này.
Đáp án là tất cả 3 phương án trên. Tất cả những câu trả lời này đều tạo cơ hội cho bạn biết được đặc tính công việc và vì sao cần làm thêm giờ, có thường xuyên như vậy không. Sau khi đã có được những thông tin như vậy thì bạn có thể trả lời một cách thành thật.
Câu hỏi 7: Bạn đã từng bị sa thải hay dừng hợp đồng đột ngột chưa?
A. Không hẳn. Vì tôi bị nghỉ việc trong quá trình cải tổ lại cơ cấu công ty.
B. Công ty trước đây đã thay đổi người điều hành mới và họ để tôi ra đi.
C. Chưa bao giờ.
Đáp án là cả 3 phương án trên. Nhiều người sẽ nói dối khi gặp tình huống này như vậy là đánh bạc 50/50 với nhà tuyển dụng vì vậy bạn nên nói thật dù đó là những trường hợp không có lợi cho bản thân nhưng lại là giải pháp tốt hơn cả.
Câu hỏi 8: Theo hồ sơ thì bạn là người có rất nhiều kinh nghiệm làm việc vậy tại sao bạn lại chọn vị trí công việc này?
A. Tôi muốn thử “bước chân” vào bất cứ cơ hội nào đến với tôi để tôi có thể thể hiện khả năng làm việc của mình trong nhiều môi trường đa dạng.
B. Tôi muốn giảm bớt trách nhiệm công việc để có thể cân bằng tốt hơn công việc và gia đình.
C. Tôi chọn công việc này vì nó ít phải đi xa và không căng thẳng.
Đáp án B: Câu trả lời này đưa ra một lý do rất hợp lý đó là bạn muốn giảm sức ép về thời gian của công việc điều này nghĩa là năng lực làm việc của bạn vẫn đảm bảo như họ mong muốn.
Câu A và C sẽ làm nhà tuyển dụng phải suy nghĩ rằng nếu bạn được nhận liệu rằng bạn sẽ lại không chuyển đi vì những lý do như trên.

Theo MSN

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không