Kiến thức Tuyển dụng Từ chối nhà tuyển dụng, vì sao?

Từ chối nhà tuyển dụng, vì sao?

16
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCó thể nói, ai trong chúng ta đi phỏng vấn cũng mong thể hiện mình để nhà tuyển dụng để ý và nhận chúng ta vào làm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, các ứng viên sau khi vượt qua được vòng phỏng vấn lại tìm cách chối từ nhà tuyển dụng.
Chưa gì sếp đã…
Tuy vừa mới ra trường, nhưng M.A rất tự tin nộp hồ sơ đến các công ty tuyển dụng vị trí design vì trong lúc học cô đã tham gia thiết kế một số website vì thế cũng có ít nhiều kinh nghiệm.
Cô háo hức khi một công ty gọi cô đến phỏng vấn, tuy nhiên buổi phỏng vấn đó đã để lại một ấn tượng buồn với cô. Cô kể lại rằng: “Ông ấy bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng nhiều câu hỏi về cá nhân và kinh nghiệm của tôi và tôi trả lời khá tốt, khá trôi chảy. Tuy nhiên về phần kinh nghiệm ông ấy cần kiểm tra và phải thử tay nghề của tôi.
– “Tôi xem qua mấy mẫu thiết kế của cô, chúng khá đẹp” – ông ấy nói và sau đó đưa một số mẫu có sẵn cho tôi và hỏi, “với cái này cô cần bao nhiêu ngày để làm”.
– “5 ngày thưa ông” – tôi trả lời.
– “Sao? Một design giỏi và kinh nghiệm chỉ cần 3 ngày thôi” – ông ấy phản ứng lại với vẻ quát mắng. Điều này làm tôi bắt đầu thấy căng thẳng và áp lực.
– “Vậy cái này thì sao?” – ông lại tiếp tục hỏi.
– “Cái đó cũng vậy thưa ông” – tôi trả lời.
– “Cô chỉ giỏi lý thuyết thôi, chứ cô chẳng có chút kinh nghiệm nào cả, vậy mà cũng gọi là đã có kinh nghiệm sao, nếu 5 ngày mới xong cái này là tôi cho nghỉ việc luôn, khỏi làm gì nữa” – ông ấy lại phản ứng với sự quát mắng om sòm làm tôi mất hết cả sự tự tin ban đầu và ấp úng không biết nói gì nữa.
Tôi ra về mà lòng nặng trĩu vì cuộc phỏng vấn đó. Nó làm tôi cảm thấy không còn tin vào bản thân mình, không còn tự tin vào chuyên môn mà mình đã có nữa. Phải chăng mình chỉ có lý thuyết suông, mình chưa đủ trình độ? Ông ấy làm tôi nghi ngờ chính cả bản thân tôi.
Tuy nhiên, một tuần sau công ty đó gọi điện báo tin tôi đã trúng tuyển và có thể vào công ty làm việc. Nhưng tôi đã từ chối, và quyết định vào làm ở một nơi khác dù cho nơi này lương không cao bằng công ty kia. Họ có gọi điện nhiều lần, nhưng tôi quyết định từ chối.
Tôi nghĩ, lương cao là một điều tốt nhưng chưa đủ, tôi cần cả một môi trường làm việc nữa! Chưa gì mà sếp đã nạt nộ, gây áp lực như vậy thì liệu khi làm mình còn cảm hứng sáng tạo nữa không? Tôi sợ điều đó, vì sự sáng tạo chỉ đến khi con người cảm thấy thoải mái, không cảm thấy bị gây áp lực quá đáng, cảm thấy một sự cảm thông nào đó từ sếp của mình.
Có thể tôi kết luận hơi vội nhưng tôi nghĩ khi phỏng vấn, ngoài việc ứng viên gây cảm tình cho nhà tuyển dụng thì ngược lại, nhà tuyển dụng cũng nên tôn trọng ứng viên.
Tôi thấy sếp hơi…
T.D cũng nhưng M.A, sau khi phỏng vấn đã “cao chạy xa bay”, không dám vào làm vị trí thư ký mà mình đã nộp hồ sơ vào công ty đó nữa mặc cho sếp ríu rít gọi cô vào làm. T.D giải thích rằng, “đơn giản vì qua phỏng vấn tôi thấy sếp sao sao ấy, tôi sợ sếp nên không dám làm nữa”.
Ngày đi phỏng vấn, T.D rất nổi bật với vóc dáng trời cho và bộ trang phục rất hợp thời trang. Cô cũng hi vọng sẽ kiếm được một công việc thư ký trong các công ty thành phố vì mới chỉ tốt nghiệp trung cấp ngành này ra. “Nhưng khi tới phỏng vấn, sếp cứ nhìn chằm chằm vào tôi, làm tôi rất sợ”.
– “Em có thể cùng tôi đi để ký hợp đồng và họp hành ở các tỉnh khác được không? Ví dụ như Vũng Tàu, Nha Trang… chẳng hạn” – ông ấy hỏi.
Tôi cảm nhận được một cái gì đó không nghiêm túc ở đây, và bắt đầu thấy sợ làm việc với sếp này. Có thể tôi hơi lo xa, nhưng dù sao tôi cũng thấy sợ với cái cách phỏng vấn này. Vì thế mặc dù sếp đó có gọi điện kêu tôi vào công ty làm việc nhưng tôi đành phải tìm một nơi khác vậy.

Theo Chonviec.com

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không