Kiến thức Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh cần gì khi đi xin việc?

Nhân viên kinh doanh cần gì khi đi xin việc?

22
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBạn thành thạo kỹ năng chào bán sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp của mình, vậy thì tại sao bạn lại thấy khó khăn khi giới thiệu mình thông qua đơn xin việc? Hãy biết cách biến lá đơn xin việc thành một công cụ “tiếp thị” hữu hiệu cho bản thân.
Mở đầu bằng một lời “rao hàng” ấn tượng
Đơn xin việc cho vị trí nhân viên kinh doanh cần chú trọng đến kết quả, nhấn mạnh bạn đã đóng góp như thế nào cho doanh nghiệp cũ? Bắt đầu bằng cách viết phần tóm tắt nghề nghiệp làm nổi bật khả năng kinh doanh của bạn. Liệt kê thêm những lý do chính tại sao họ nên mời bạn đến phỏng vấn, đồng thời giới thiệu rõ ràng lĩnh vực chuyên môn và kiến thức chuyên ngành của bạn.
Chẳng hạn, nếu bạn nộp đơn cho vị trí trình dược viên, những cụm từ chính đó cũng như kiến thức hỗ trợ của bạn cũng cần được đưa vào đơn xin việc. Đây là phần lý tưởng để trình bày động cơ, năng lực và sự nhiệt tình vốn dĩ rất quan trọng đối với nghề bán hàng.
Biến phần mô tả công việc của bạn thành bảng thành tích hoạt động
Đưa ra bảng thành tích kinh doanh của bạn trong phần kinh nghiệm làm việc là rất quan trọng. Đối với mỗi chức vụ/công ty, viết một đoạn văn ngắn mô tả trách nhiệm của bạn (như phụ trách phạm vi thị trường, ngân sách, giám sát…). Sau đó đưa ra một danh sách gạch đầu dòng những thành tích nổi bật của bạn; đảm bảo những thông tin này bao gồm các số liệu cụ thể và rõ nghĩa đối với những người ở ngoài công ty.
Để tăng sức thuyết phục cho bảng thành tích của mình, bạn không chỉ đưa ra kết quả làm việc mà còn trình bày bạn đạt được những kết quả xuất sắc này như thế nào. Một số bảng thành tích có tác động mạnh hơn mọi lời nói, tất nhiên là phải trung thực.
Đơn xin việc phải trả lời được những câu hỏi sau:
Công ty cũ của bạn đã được lợi gì từ năng lực bán hàng của bạn?
Biểu hiện trong công việc của bạn so với đồng nghiệp như thế nào?
Doanh số cụ thể bạn đạt được là bao nhiêu (viết ra số tiền cụ thể nếu thông tin ấy không cần bảo mật, còn không thì ghi con số phần trăm).
Bạn đạt được hạn ngạch hoặc các mục tiêu kinh doanh khác tốt đến mức nào?
Bạn có nhận được giải thưởng bán hàng nào không?
Bạn có nhận được phần thưởng là phân khu thị trường mới nhờ vào biểu hiện trong công việc của mình không?
Bạn có giành được khách hàng khó tính nào không?
Bạn có cứu vãn được một mối hàng có nguy cơ bị mất không?
Bạn có tham gia phát triển sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới ra thị trường không?
Bạn có vượt qua thử thách nghiêm trọng nào chưa, như bán hàng trong điều kiện thị trường khó khăn, vượt qua phản cảm ban đầu hoặc xâm nhập vào thị trường mới?
Bạn có lập ra một chương trình huấn luyện bán hàng hoặc hướng dẫn các chuyên viên bán hàng khác tiến bộ trong công việc?
Sự tận tâm của bạn đối với dịch vụ khách hàng, quá trình thực hiện giao dịch và hỗ trợ hoàn hảo đối với khách hàng có dẫn đến các mối hàng lâu dài hoặc thêm nhiều khách hàng được giới thiệu đến không?
Bạn có điều khiển các cuộc đàm phán hợp đồng mang lại những thỏa thuận làm ăn có lợi cho công ty không?
Bạn có đàm phán với nhà bán lẻ hoặc nhà cung cấp để đảm bảo được giá ưu đãi?
Bạn đã từng viết bài cho các ấn phẩm trong ngành hoặc nói chuyện tại sự kiện hoặc hội nghị nào chưa?
Bạn có phục vụ trong một ủy ban hoặc hội đồng, hoặc tham gia vào dự án đặc biệt nào không?
Yếu tố bảo mật
Luôn nhớ rằng nhiều công ty coi chiến lược bán hàng và kết quả kinh doanh là thông tin cần bảo mật. Nguy cơ các đối thủ cạnh tranh phát hiện chiến lược mang đến thành công cho công ty là có thật, do vậy bạn cần chắc rằng mình đã không đưa vào bất cứ thông tin có tính bảo mật nào của công ty cũ. Nếu không, công ty bạn đang ứng tuyển sẽ đánh giá thấp khả năng kín kẽ của bạn.

Theo HR Vietnam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không