Kiến thức Tuyển dụng Đàm phán với nhà tuyển dụng thế nào để đạt được mục...

Đàm phán với nhà tuyển dụng thế nào để đạt được mục đích?

5
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCó 5 bước đơn giản sau đây để dễ dàng thành công trong các cuộc đàm phán với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang là một người đi tìm việc làm, hãy thử tham khảo nhé.
1. Chuẩn bị trước những gì bạn sẽ nói
Nếu bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng những gì bạn sẽ thảo luận, về tiền lương, việc làm với nhà tuyển dụng, thì bạn sẽ không thể đàm phán, mà chỉ có thể phản ứng một cách thụ động trong cuộc phỏng vấn.
Bạn không chỉ cần chuẩn bị về nội dung của yêu cầu đàm phán, mà còn cần luyện nói trước theo những tình huống có thể xảy ra để nâng cao kỹ năng đối đáp và làm tăng tính tự tin.
Trước hết, hãy liệt kê những gì bạn hy vọng đạt được trong quá trình đàm phán. Thay vì chỉ hạn chế ở những vấn đề tài chính, bạn hãy mở rộng ra các lợi ích khác, như: tiền thưởng, chế độ tăng lương, nghỉ phép, bảo hiểm, trách nhiệm…
2. Đặt giá
Tài sản quan trọng nhất của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là lực lượng lao động hoạt động có hiệu quả. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng nhận thức được rất rõ điều này, bởi vậy họ thường sẵn sàng chi trả tương xứng với khả năng của người xin việc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nhà tuyển dụng dẫu sao vẫn muốn sử dụng bạn với tiền công thấp hơn so với khả năng của bạn.
Trong khía cạnh này, có thể coi việc đàm phán việc làm cũng giống như việc mặc cả mua bán thông thường. Với tư cách là người bán hàng, bạn nên đặt giá trước.
3. Hướng đàm phán vào những vấn đề công việc, đừng để lạc đề sang những vấn đề mang tính riêng tư
Nên nhớ rằng, ngay cả khi bạn thán phục người đang đàm phán với bạn, thì đó cũng chỉ là một giao dịch công việc, chứ không phải là cuộc trao đổi tình cảm mang tính cá nhân. Ngoài ra. nên tách riêng các vấn đề tiền lương và tuyển dụng mà bạn thảo luận.
4. Sử dụng ngôn từ tích cực
Nếu nhà tuyển dụng không chấp nhận yêu cầu của bạn, hãy sử dụng những từ nhẹ nhàng để thể hiện tâm trạng của mình. Tuyệt đối tránh thể hiện thái độ giận dữ, mất lịch sự hoặc không muốn đàm phán tiếp. Bạn có thể đề nghị người tuyển dụng xem xét lại hoặc dành chút thời gian để trao đổi thêm.
5. Lập văn bản xác nhận
Việc xác nhận rõ ràng là một nhân tố quan trọng trong việc đàm phán mà các ứng viên thường hay quên. Một văn bản xác nhận có giá trị khẳng định một cam kết và ngăn ngừa mọi sự hiểu lầm sau này giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Theo Careertool/Đầu tư

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không