Doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất với những đặc thù hàng hóa khiến chủ doanh nghiệp lĩnh vực này gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý tài chính – kế toán. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những vướng mắc và cách xử lý những khó khăn chủ doanh nghiệp lĩnh vực này đang gặp phải.
1. Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất
- Hàng hóa:
+ Gỗ, ván lót sàn, vách ngăn, bàn ghế, tủ, giá, kệ…
+ Sản phẩm, hàng hóa có nhiều quy cách khác nhau thì giá cả cũng khác nhau về: màu sắc, họa tiết, chất liệu, trọng lượng, kích thước…
+ Cung cấp dịch vụ lắp đặt tận nơi
- Mua hàng:
+ Mua hàng trong nước hoặc nhập khẩu
+ Mua vật tư (đinh, ốc vít, …) phục vụ quá trình lắp đặt
+ Thuê nhân công lắp đặt
+ Chi phí vận chuyển, marketing, quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới…
- Bán hàng:
+ Kênh bán hàng: Bán lẻ qua cửa hàng hoặc thông qua các đại lý phân phối, Công ty xây dựng/ thiết kế nội thất, kênh bán online, bán qua các dự án lớn (trường học, cơ quan, …)
+ Nhận đặt hàng theo yêu cầu của KH
+ Quản lý theo hợp đồng, dự án, kênh phân phối
2. Chủ doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ, nội thất và bài toán quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ, nội thất gặp những khó khăn trong công tác quản lý tài chính – kế toán, có thể kể đến như:
- Chưa nắm bắt kịp thời doanh thu theo NVKD, cửa hàng, đại lý
Nhiều chủ doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ, nội thất chưa nắm bắt được kịp thời doanh thu theo từng nhân viên, cửa hàng, đại lý để có cơ chế điều chỉnh chính sách động viên, chính sách kịp thời dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh
- Khó khăn trong việc quản lý tiến độ giao hàng
Doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ, nội thất cần quản lý tiến độ giao hàng theo từng đơn hàng, hợp đồng, công trình, dự án dẫn tới bị phạt do giao hàng muộn, làm mất uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác, khách hàng
- Khó khăn trong quản lý chi phí theo từng khoản mục
Việc quản lý chi phí theo từng khoản mục (chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí marketing…) chưa hiệu quả dẫn tới doanh nghiệp không cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết
- Không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của nguyên vật liệu
Nhiều doanh nghiệp hiện không quản lý được tồn kho tối thiểu để có kế hoạch nhập hàng dẫn đến đình trệ sản xuất, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Kiểm soát tình hình thực hiện đơn đặt hàng
Doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất gặp khó khăn trong công tác kiểm soát tình hình thực hiện đơn đặt hàng hoặc hợp đồng để đốc thúc sản xuất dẫn đến trễ tiến độ giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
| Đọc thêm: Hạch toán kế toán trong công ty nội thất
3. Giải pháp giúp chủ doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
# Quản lý bằng quy trình ngoài
Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên chủ doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hàng hóa cũng như theo dõi tình hình mua hàng, bán hàng của doanh nghiệp kịp thời để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lí.
# Quản lý bằng phần mềm
Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất cần như:
- Cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo đơn hàng, nhân viên, đại lý để có thông tin, kịp thời điều chỉnh và có quyết định đầu tư, kinh doanh
- Phần mềm cho phép chọn giao cho đơn đặt hàng, hợp đồng, dự án nào từ đó cung cấp báo cáo tình hình giao hàng theo từng đơn đặt hàng (số lượng đã giao, số lượng chưa giao, tình trạng hoàn thành hay chưa hoàn thành) để giao hàng đúng tiến độ.
- Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục này; đồng thời cho phép xem báo cáo tổng hợp, chi tiết chi phí theo khoản mục chi phí để cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết
- Cho phép thiết lập tồn kho tối thiểu cho từng vật tư hàng hóa và tự động cảnh báo khi số lượng tồn kho dưới mức tối thiểu để nhập vật tư kịp thời tránh gián đoạn sản xuất, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
- Cho phép lập lệnh sản xuất theo đơn đặt hàng, theo dõi xuất kho nguyên vật liệu và nhập kho thành phẩm của mỗi đơn đặt hàng. Từ đó cung cấp báo cáo tiến độ sản xuất theo từng lệnh sản xuất/ đơn đặt hàng để lên kế hoạch đốc thúc sản xuất kịp thời, đúng tiến độ.
Chủ doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý tài chính – kế toán hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp tại link dưới đây:
> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực đồ gỗ nội thất quản lý tài chính – kế toán hiệu quả |