Kiến thức Tuyển dụng Thoát khỏi tình trạng thất nghiệp triền miên

Thoát khỏi tình trạng thất nghiệp triền miên

9
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBạn đã chồn chân mỏi gối ở các văn phòng tuyển dụng, bạn đã gửi đi hàng chục bộ hồ sơ, nhưng công việc vẫn “bặt vô âm tín”. Hãy tự hỏi mình xem…
1. Bạn có tìm kiếm thông tin không?
Ngày nay người tìm việc không thể dựa vào những phương pháp săn việc thụ động. Bạn phải gặp gỡ người này người kia và nói cho càng nhiều người biết càng tốt rằng bạn đang tìm việc (hãy nói cụ thể).
2. Bạn có giới hạn việc tìm kiếm không?
Có phải bạn chỉ phụ thuộc vào những quảng cáo trên báo không? Hoặc bạn có nghĩ rằng quảng cáo trên Internet là một nguồn thông tin tìm kiếm tiếp theo cho bạn? Đừng chỉ kiếm việc trên một phương tiện duy nhất. Đừng giới hạn việc tìm kiếm; nên kết hợp từng hình thức tìm việc với nhau.
3. Bạn có đang nhắm đến các công ty cần đến những khả năng của mình không?
Quá trình tìm việc thật sự hiệu quả bắt đầu bằng sự tìm hiểu thấu đáo về công ty tương lai và việc phát triển danh sách các nhà tuyển dụng để hướng mục tiêu của mình vào đó. Dựa vào những tiêu chuẩn tìm kiếm khác nhau, bạn có thể nhắm đến các công ty mà bạn thực sự muốn làm việc, những công ty có thể mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực của bạn, và/hoặc những công ty cần những khả năng cụ thể mà bạn có.
4. Bạn có dành đủ thời gian để tìm việc không?
Nhiều chuyên gia tin rằng bản thân quá trình tìm việc là một công việc toàn thời gian. Nếu bạn đang đi học hoặc đi làm trong quá trình tìm kiếm một công việc tốt hơn, thời gian của bạn có thể bị giới hạn ở chừng mực nào đó. Nhưng bạn nên dành càng nhiều thời gian càng tốt vào việc này.
5. Bạn có tiếp tục liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi đã gửi hồ sơ xin việc không?
Những người chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng có nhiều khả năng để được phỏng vấn hơn.
6. Bạn đã được hẹn phỏng vấn chưa?
Nếu bạn có liên lạc với nhà tuyển dụng nhưng vẫn chưa được hẹn phỏng vấn, có thể vấn đề lại nằm ở chỗ hồ sơ hoặc là thư xin việc của bạn đấy.
7. Kỹ năng trả lời phỏng vấn của bạn như thế nào?
Nếu bạn nhận được nhiều lời mời phỏng vấn nhưng chưa bao giờ vượt qua giai đoạn này, có thể khả năng trả lời phỏng vấn của bạn cần được đánh bóng lại đấy. Hãy nhờ một người bạn giả bộ phỏng vấn và phê bình khả năng này của bạn. Tốt hơn hết là hãy nhờ một người có chuyên môn trong ngành nghề của bạn giả bộ phỏng vấn bạn xem sao.
8. Bạn có gửi thư cám ơn sau khi được phỏng vấn không?
Đây chỉ là phép xã giao thông thường thôi. Một lá thư cảm ơn nhỏ, chẳng tốn kém chút thời gian và tiền bạc nào, nhưng có thể đem lại một hiệu quả thần kỳ. Nó giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, nó nhắc người phỏng vấn nhớ đến bạn nếu chẳng may họ lỡ quên.
9. Bạn có tự hỏi rằng bạn có đang làm gì sai không?
Sau khi một nhà tuyển dụng từ chối hồ sơ của bạn, bạn có hỏi họ rằng bạn có làm gì sai không, hoặc bạn có thể làm gì tốt hơn? Có vẻ như hầu hết các nhà tuyển dụng đều không trả lời thẳng với bạn nhưng thỉnh thoảng cũng có ngoại lệ.
Chỉ cần họ nói cho bạn biết điểm bạn chưa đạt, bạn đã có cơ hội lớn để cải thiện mình. Nếu bị từ chối, bạn cũng nên cho nhà tuyển dụng biết bạn vẫn còn hứng thú làm việc cho họ. Với lòng nhiệt tình và tinh thần cầu tiến của bạn, biết đâu nhà tuyển dụng lại thay đổi ý kiến.

Theo JobVN/Vietnamworks

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không