Kiến thức Tuyển dụng Vì sao nhà tuyển dụng lại chuộng MBA?

Vì sao nhà tuyển dụng lại chuộng MBA?

8
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNhiều ứng viên “đổ xô” đi học lấy bằng MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) vì đây là “điểm ưu tiên” ngày càng được đề cập nhiều đối với các vị trí quản lý. Nhưng bạn có biết nhà tuyển dụng thực chất đang tìm kiếm gì đằng sau tấm bằng ấy?
Các ứng viên MBA luôn được săn đón có phần “ráo riết” do họ sở hữu khả năng phân tích tốt, có cái nhìn toàn diện và có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, tấm bằng MBA bạn sở hữu chưa chắc đã nói lên được điều gì và không hẳn có thể đảm bảo một “chân” quản lý cho bạn nếu bạn chỉ có kiến thức thị trường, kỹ năng chuyên môn chuyên sâu mà thiếu đi cái nhạy bén, tinh tường trong lối suy nghĩ và kế hoạch hành động cũng như nhiều yếu tố cá nhân khác.
Dưới đây là những điều mà nhà tuyển dụng thực sự mong đợi từ ứng viên MBA:
Nhìn xa trông rộng
Một ứng viên MBA hẳn nhiên phải có khả năng đánh giá hiện trạng công ty thông qua các số liệu tài chính, nhưng đó không phải là lý do các nhà tuyển dụng cần họ. Theo Phó giáo sư Muhammad Abdullah, từng là Giám đốc chương trình MBA của Đại học Pfeiffer, ứng viên có năng lực phải hiểu rõ ý nghĩa của các số liệu này trong môi trường kinh doanh thực tế và nhìn thấu nó trong những kịch bản thị trường khác nhau. “Quá trình học MBA sẽ mang đến cho học viên kỹ năng này – đó mới chính là mấu chốt doanh nghiệp cần.”
“Giải pháp gia” chuyên nghiệp
John Pantano, phó chủ tịch kiêm đồng sáng lập công ty Radianse chuyên về tư vấn marketing và định vị sản phẩm toàn cầu, cho biết, ông thường ưu ái các ứng viên MBA vì “họ được đào tạo để có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để và rốt ráo. Họ biết cách ‘đóng khung và cô lập’ vấn đề, đặt những câu hỏi ‘trúng đích’ và thu thập dữ liệu cần thiết.” Ứng viên MBA luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi ngoài dự kiến theo cách tiếp cận vấn đề riêng của họ. “Bạn có thể hình dung ngay được là 60 ngày đầu tiên khi họ tiếp nhận công việc sẽ như thế nào – thật ấn tượng.”
Theo Rob LeFever, Giám đốc cấp cao của Công ty Viễn thông Avaya tại New Jersey, các ứng viên MBA khi vào các vị trí quản lý có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty, tạo ra những thay đổi cần thiết. “Khi tuyển dụng, chúng tôi luôn chú ý các ứng viên có khả năng tối ưu hóa kỹ năng của bản thân, gắn kết người xung quanh, làm chủ thay đổi, có cái nhìn toàn cảnh và hết lòng với các mục tiêu của công ty.”
LeFever nhấn mạnh, “Bản thân tấm bằng không phải là tấm vé chắc chắn. Nhiều ứng viên MBA chỉ có thể đưa ra giải pháp trên lý thuyết, và có khoảng cách khá xa với thực tế.”
MBA không có chung một công thức
“Có được bằng MBA là cả một quá trình phấn đấu”, Michele Rap, phó giám đốc chương trình hướng nghiệp tại Đại học Suffolk, Boston nhận định, “Tuy nhiên, một khi đã sở hữu tấm bằng này, bạn càng phải thể hiện mình hơn nữa để nâng cao tính cạnh tranh khi tìm việc. Nếu bạn nghĩ rằng bằng MBA có thể đưa bạn vào một công ty nào đó thuộc top 10 thì có thể bạn đã nhầm. Bạn cần thực tế, vì nhà tuyển dụng của những công ty hàng đầu cũng chọn mặt gửi vàng.”
Không phải tấm bằng MBA nào cũng như nhau vì còn phụ thuộc vào danh tiếng của trường và chương trình bạn theo học. Không có công thức chung để đánh giá bất cứ ứng viên MBA nào vì kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, óc phân tích và khả năng giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau – Bạn phải chứng tỏ được sự vượt trội của mình.

Theo Monster

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không