Kiến thức Tuyển dụng Lầm tưởng khi đi xin việc

Lầm tưởng khi đi xin việc

9
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamMắc lỗi trong quá trình xin việc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn biết rõ những lỗi phổ biến mà các ứng viên đã từng mắc phải thì bạn hoàn toàn vẫn có thể ghi điểm trước các nhà tuyển dụng. Dưới đây là 5 lỗi phổ biến nhất mà các ứng viên thường mắc phải khi đi xin việc:
1. Resume chỉ nên trình bày trên một trang
Điều này hoàn toàn sai lầm. Resume có độ dài bình thường vào khoảng 2 hoặc tối đa là 3 trang. Bạn nên có những trang phụ lục đi kèm như danh sách tham khảo hoặc các bài viết đã được công bố. Resume dài một trang chỉ thích hợp cho những người mới tốt nghiệp mà thôi.
2. Nếu 8 người ở công ty phỏng vấn bạn, bạn chỉ cần gửi thư cảm ơn tới người quản lý trực tiếp nếu bạn được nhận vào làm.
Rõ ràng 7 người còn lại cũng dành thời gian quý báu của họ để phỏng vấn bạn. Vì thế bạn nên gửi thư cảm ơn tới từng người.
3. Bạn không nên ghi chép trong quá trình phỏng vấn
Không ai có thể nhớ như in tất cả mọi thứ trong khi nói chuyện, lắng nghe và xử lý thông tin. Đơn giản bạn chỉ cần hỏi nhà tuyển dụng một cách lịch sự liệu họ có phiền gì không nếu bạn ghi chép lại thông tin. Tuy nhiên bạn nên sử dụng các ký hiệu hoặc các từ khóa quan trọng trong khi ghi chép để vẫn có thể tập trung vào cuộc đối thoại với nhà tuyển dụng.
4. Ứng viên đáp ứng được nhiều yêu cầu nhất chắc chắn sẽ nhận được việc
Đúng là với hầu hết các vị trí, nhà tuyển dụng đều muốn tìm được những ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Họ sẽ dành nhiều chú ý hơn đối với những người đã từng làm việc trong cùng lĩnh vực với công ty. Nhưng bên cạnh đó một yêu cầu nữa cho các ứng viên là họ phải phù hợp với văn hóa của công ty mới. Điều này có nghĩa khi là một ứng viên bạn phải tìm hiểu văn hóa công ty là gì – những giá trị hình thành nên công ty, cách mọi người ứng xử và những người được đánh giá cao trong công ty đó. Bạn không nên tìm những thông tin này trên website hay trong một bản báo cáo hàng năm mà hãy tìm hiểu thông qua việc trò chuyện với mọi người: nhân viên công ty, nhân viên cũ và cả những người đã từng biết về công ty đó.
5. Chỉ thương lượng được những vấn đề có trong thư mời thử việc
Hai cơ hội tốt nhất mà bạn có thể thương lượng với công ty là khi nhà tuyển dụng nhận bạn vào làm việc và khi bạn dự định xin nghỉ việc. Mọi thứ chỉ được xem là thương lượng xong khi bạn hiểu rõ bạn cần và muốn gì và được giải thích một cách cụ thể. Những nhu cầu của bạn chỉ được đáp ứng khi bạn hiểu rõ công ty trong quá trình thương lượng. Bạn không chỉ thương lượng được vấn đề lương bổng mà cả về công việc của mình – phương thức bạn làm việc, bạn báo cáo cho ai và mọi vấn đề liên quan khác.
Tìm kiếm công việc mới yêu cầu rất nhiều kỹ năng. Bạn càng chủ động thì cơ hội tìm được việc làm mới càng cao. Hãy tin vào khả năng của mình – không có lý do gì mà bạn lại không thể tìm được một công việc phù hợp và đáp ứng những nhu cầu của bản thân.

Theo Tuyendung

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không