Lĩnh vực Dịch vụ Chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ uống và những vấn đề tồn...

Chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ uống và những vấn đề tồn đọng trong quản lý tài chính – kế toán

273

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về ăn uống, giải trí ngày càng tăng cao. Lĩnh vực kinh doanh đồ uống cũng phát triển, sản xuất để bắt kịp với thị yếu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ. Chính vì vậy, quản lý hàng hóa và phát triển doanh nghiệp như thế nào là bài toán khiến chủ doanh nghiệp lĩnh vực này không khỏi đau đầu.

1. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh đồ uống

Doanh nghiệp kinh doanh đồ uống chủ yếu sản xuất các sản phẩm là các mặt hàng rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, nước tinh khiết. Chính vì vậy doanh nghiệp luôn cần có kế hoạch sản xuất và kinh doanh hiệu quả, hạn chế những thất thoát xảy ra.

Các sản phẩm đồ uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng hàng hóa từ nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, quản lý hàng hóa. Từ đó, doanh nghiệp thiết lập nhiều tiêu chí khi quản lý hàng hóa như: quản lý hàng hóa theo hạn sử dụng, quản lý theo dung tích, theo các đơn vị tính khác nhau (lon, chai, thùng, hộp…)

Doanh nghiệp thực hiện bán hàng qua các đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng…đồng thời xây dựng chính sách giá bán cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ uống

2. Khó khăn của chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ uống trong công tác quản lý tài chính – kế toán

  • Nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng hãng, mặt hàng

Chủ doanh nghiệp nếu không nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng hãng, mặt hàng thì sẽ không thể biết mặt hàng nào kinh doanh tốt, mặt hàng nào kém. Điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch nhập hàng, bán hàng và marketing của doanh nghiệp.

  • Quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng

Doanh nghiệp kinh doanh đồ uống chủ yếu phân phối hàng hóa qua các đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng nên việc quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu cho các nhóm khách hàng là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được chính sách giá đến từng đại lý khác nhau.

  • Quản lý tiến độ giao hàng theo từng đơn hàng

Giao hàng đúng thời gian theo thỏa thuận giúp doanh nghiệp giữ vững được uy tín của mình, đồng thời tránh bị phạt do giao hàng muộn.

  • Quản lý chi phí theo từng khoản mục (phí vận chuyển, chi phí bán hàng…)

Doanh nghiệp thường phát sinh các chi phí liên quan đến vận chuyển, bán hàng, quảng cáo…nên kế toán cần theo dõi để tham mưu với lãnh đạo doanh nghiệp cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết.

  • Quản lý tồn kho hàng hóa theo số lô hạn dùng

Hàng hóa là các đồ uống, thường có hạn sử dụng khác nhau với từng lô hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch để xuất kho các lô hàng được sản xuất trước, giúp doanh nghiệp tránh phải tiêu hủy hàng hóa do quá hạn sử dụng.

3. Giải pháp giúp chủ doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh đồ uống quản lý tài chính – kế toán hiệu quả

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đồ uống vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hàng hóa theo các đơn vị tính khác nhau như lon, chai, hộp, thùng và theo dõi tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp.

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh đồ uống hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh đồ uống cần như:

  • Cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo mặt hàng, hãng, để có kế hoạch nhập hàng, marketing, bán hàng phù hợp để đảm bảo mục tiêu doanh thu và chiết khấu được hưởng từ hãng
  • Cho phép thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
  • Khi xuất hàng hóa để giao cho KH thì phần mềm cho phép chọn giao cho đơn đặt hàng nào. Từ đó cung cấp báo cáo tình hình giao hàng theo từng đơn đặt hàng (số lượng đã giao, số lượng chưa giao, tình trạng hoàn thành hay chưa hoàn thành) để giao hàng đúng tiến độ.
  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục này. Cho phép xem báo cáo tổng hợp, chi tiết chi phí theo khoản mục chi phí để cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết
  • Cho phép theo dõi xuất nhập tồn kho của hàng hóa theo số lô và hạn sử dụng, khi nhập hàng sẽ có giao diện để KH nhập số lô và hạn dùng, lúc bán hàng cũng cho phép KH chủ động chọn lô mà KH muốn xuất kho.

Chủ doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh đồ uống quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh đồ uống quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không