Kiến thức Kế toán doanh nghiệp kinh doanh đồ uống và những khó khăn...

Kế toán doanh nghiệp kinh doanh đồ uống và những khó khăn trong công tác quản lý tài chính kế toán

1831

Doanh nghiệp kinh doanh đồ uống với đặc thù sản phẩm hàng hóa là các mặt hàng rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng…khiến không ít các kế toán gặp khó khăn trong quá trình theo dõi doanh thu, chi phí, lãi lỗ cũng như quản lý hàng hóa.

1. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh đồ uống

Với đặc thù hàng hóa nhiều sản phẩm và số lượng bán nhiều nên doanh nghiệp cần siết chặt khâu quản lý hàng hóa theo nhiều tiêu chí khác nhau:

+ Quản lý theo nhiều đơn vị tính: Khi nhập, xuất hàng cũng dùng nhiều đơn vị tính nên cần phải theo dõi để quy đổi

+ Quản lý hàng hóa theo dung tích – thường theo dõi thành từng mã hàng khác nhau

+ Quản lý số lô hạn sử dụng: Đồ uống thường có thời hạn sử dụng nên cần theo dõi để tránh thiệt hại khi quá hạn.

+ Theo dõi đổi trả vỏ/chai (Áp dụng cho các đơn vị bán bia)

Doanh nghiệp kinh doanh đồ uống thường thực hiện phân phối hàng hóa qua các đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng và xây dựng chính sách giá bán riêng với từng đại lý, cửa hàng khác nhau.

kế toán kinh doanh đồ uống

2. Kế toán doanh nghiệp kinh doanh đồ uống và những khó khăn thường gặp phải

  • Quản lý tồn kho hàng hóa theo số lô hạn dùng và theo nhiều đơn vị tính

Sản phẩm là các loại đồ uống khác nhau đều có thời hạn sử dụng và được phân chia thành nhiều đơn vị tính như chai, lon, hộp, thùng, két…Chính vì vậy kế toán cần quản lý tốt hàng hóa theo số lô hạn dùng và theo nhiều đơn vị tính để tránh sai sót, nhầm lẫn khi kiểm kê hàng tồn kho cũng như tránh phải tiêu hủy hàng hóa quá hạn

  • Lập phiếu xuất kho tổng hợp cho nhiều hóa đơn bán hàng

Kế toán thường gặp khó khăn khi lập phiếu xuất kho tổng hợp cho nhiều hóa đơn bán hàng để quản lý số lượng hàng hóa trên cùng chuyến xe. Điều này sẽ khiến kế toán mất nhiều thời gian, công sức cũng như dễ xảy ra các nhầm lẫn trong quá trình thực hiện

  • Quản lý hàng hóa đã giao và chính sách giá, chiết khấu cho các cửa hàng, đại lý

Hàng hóa được phân phối tới các đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng…nên doanh nghiệp cần quản lý tốt hàng hóa đã giao cho các nhân viên, số lượng hàng hóa đã bán để tránh gây thất thoát và mất nhiều thời gian tổng hợp lại. Đồng thời, việc áp dụng chính sách giá, chính sách chiết khấu tới từng đại lý cũng đòi hỏi sự chính xác để không ảnh hướng đến uy tín của doanh nghiệp

  • Quản lý chi phí theo từng khoản mục (chi phí vận chuyển, bán hàng…)

Kế toán doanh nghiệp kinh doanh đồ uống cũng luôn cần kiểm soát tốt chi phí theo các khoản mục (vận chuyển, bán hàng, lương cho nhân viên giao hàng, lái xe…)

3. Giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh đồ uống quản lý tài chính – kế toán hiệu quả

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đồ uống vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, chất liệu, size…) và  theo dõi tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp.

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh đồ uống xây dựng hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp kinh doanh đồ uống cần như:

  • Cho phép thiết lập, theo dõi nhập xuất tồn của từng vật tư theo nhiều đơn vị tính và tự động quy đổi giữa các đơn vị tính; đồng thời quản lý hàng hóa theo số lô hạn dùng, cung cấp hệ thống báo cáo hàng hóa sắp hết hạn
  • Cho phép lập phiếu xuất kho từ nhiều hóa đơn bán hàng giúp dễ dàng quản lý số lượng hàng hóa trên cùng chuyến xe, giảm thiểu thời gian tính toán, nhập liệu
  • Cho phép thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục này và cho phép xem báo cáo tổng hợp, chi tiết chi phí theo khoản mục chi phí

Anh chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp kinh doanh đồ uống tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh đồ uống quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không