Nếu bạn nói đến gia đình quá nhiều, trong khi nhà bạn lại có trẻ con thì nhà tuyển dụng sẽ ít nhiều băn khoăn đấy. Bởi họ lo sợ rằng, trẻ con hay bị ốm vặt, thi thoảng lại không có người trông… bạn sẽ phải về sớm, bỏ lỡ công việc khi con ốm con đau.
Một số ứng viên khi đối diện với nhà tuyển dụng lại đem chuyện gia đình có bố mẹ làm to, anh chị thành đạt ra kể lể. Một số khác mang hình ảnh thành công của mẹ mình ra để thể hiện tinh thần trách nhiệm và năng lực trong công việc… Theo các nhà tư vấn việc làm chuyên nghiệp, đó là những lựa chọn thiếu khôn ngoan.
Đương nhiên, hình ảnh gia đình hạnh phúc, thành đạt hay một người mẹ đơn thành thành công trong cuộc sống rất đáng được khen ngợi, khuyến khích và không có gì phải xấu hổ khi nhắc tới nhứng điều này. Thế nhưng, điều quan trọng là nhắc vào lúc nào. Đối diện với nhà tuyển dụng, có rất nhiều lý do để bạn không nên nói đến chuyện gia đình:
Thứ nhất, những người hay nói quá nhiều đến gia đình thường tạo cho nhà tuyển dụng có cảm giác họ sống quá thiên về đời sống cá nhân, không còn nhiều tâm trí, sự hy sinh cho công việc nữa. Suy nghĩ này đương nhiên không phải không có lý. Nhà tuyển dụng đương nhiên cần chọn những người say mê công việc, có ý thức trách nhiệm cao và sẵn sàng “lấn” thêm một chút phần thời gian của gia đình để dành cho công việc. Họ không muốn có những nhân viên suốt ngày lo chuyện vợ con, đưa hết ảnh con cái ra trưng bày ở bàn làm việc… Nên nhớ, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những con người hướng đến công việc, đến văn phòng và họ không thích bạn cứ ngồi đó mà lải nhải về cuộc sống riêng của bạn.
Thứ hai, nếu bạn nói đến gia đình quá nhiều, trong khi nhà bạn lại có trẻ con thì nhà tuyển dụng sẽ ít nhiều băn khoăn đấy. Bởi họ lo sợ rằng, trẻ con hay bị ốm vặt, đó là chưa kể đến chuyện thi thoảng lại không có người trông… bạn sẽ phải về sớm, bỏ lỡ công việc khi con ốm con đau. Tất nhiên, không vì thế mà họ phân biệt đối xử với bạn nhưng nếu có 2 ứng viên tương đương về năng lực, chắc chắn họ sẽ chọn người không vướng bận gia đình.
Trở lại ví dụ một bà mẹ đơn thân thành đạt, nếu bạn rơi vào trường hợp đó thì càng không nên nói quá nhiều về cuộc sống riêng tư. Nhà tuyển dụng sẽ băn khoăn liệu ai sẽ chăm sóc em bé khi ốm đau hay trong những ngày nghỉ hè… Nếu bạn cứ cố gắng mô tả chi tiết những khó khăn, thách thức trong việc nuôi con một mình, sẽ rất khó xóa đi những nghi ngờ trong tâm trí nhà tuyển dụng. Bởi chắc chắn, họ sẽ nghĩ rằng, gia đình là trở ngại lớn đối với bạn trên con đường sự nghiệp. Vậy, cứ thử đặt bạn vào vị trí của nhà tuyển dụng mà xem, thật khó để xóa bỏ những nghi ngại để nhận một ứng viên như thế.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn cần phải phủ nhận việc bạn có gia đình riêng mà là để bạn nhận thức được sự tác động không mấy tích cực nếu cứ cố tình đi quá sâu vào vấn đề gia đình trong buổi phỏng vấn. Nếu thực sự tự hào về gia đình, cảm thấy hạnh phúc và may mắn với những đứa con ngoan, bạn cứ giữ trong lòng và coi đó là động lực để bạn tìm kiếm công việc tốt hơn.
Theo Zing
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông