Trong cách thức quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi kế toán vướng mắc nhiều sai lầm trong quản lý. Dưới đây là những sai sót đó trong cả lĩnh vực thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi, kế toán cần nắm rõ.
I. Đặc điểm trong nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi
#Doanh nghiệp Thương mại
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có đặc điểm theo nhiều đơn vị tính, quản lý theo số lô, hạn dùng,…
- Mua hàng
– Mua Hàng hóa trong nước và nhập khẩu (80% trong nước), có phát sinh thêm quản lý mua nhập khẩu sử dụng ngoại tệ.
- Bán hàng
– Bán hàng và theo dõi doanh thu qua các kênh phân phối:
+ Kênh trang trại, hợp tác xã
+ Kênh nhà phân phối bán buôn
+ Kênh các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
– NVKD: Cần quản lý doanh số và số lượng hàng hóa theo nhóm, NVKD đang mang đi giới thiệu đến các cửa hàng.
– Có chính sách giá cho từng đối tượng khách hàng.
– Có hoạt động bán hàng kèm hàng khuyến mãi. (chính sách khuyến mại theo tháng, quý; chính sách tặng kèm quà tặng; chính sách chiết khấu)
– DN thường có nhân viên đi tiếp thị, bán hàng trực tiếp tại các trang trại, hợp tác, cửa hàng, …
- Công nợ
Khách hàng (những chủ trang trại, hợp tác xã, …) thường lấy hàng hóa chưa thanh toán ngay. Đến khi tiêu thụ thành phẩm mới tất toán công nợ
#Doanh nghiệp Sản xuất
Quản lý nguyên liệu theo 3 nhóm theo quy định, bảo quản liên quan đến thời hạn sử dụng.
- Mua hàng
Mua nguyên liệu như ngô, khoai, sắn từ các hộ KD nhỏ lẻ hoặc phế phẩm, phụ phẩm từ các nhà máy khác (đầu cá, xương cá, ..)
- Sản xuất
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu:
Nhận nguyên vật liệu vào kho, kiểm nghiệm => Chuyển vào xưởng sx
Bước 2: Lập lệnh sản xuất:
Cần định mức nguyên vật liệu sản xuất cho từng thành phẩm để xản xuất
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm: Đóng gói bao bì.
Đóng gói bao bì thức ăn chăm nuôi theo từng loại kích cỡ.
– Thành phẩm không đạt chất lượng sẽ được đưa quay trở lại thành NVL đầu vào cho quá trình SX khác
- Bán hàng
– Bán hàng và theo dõi doanh thu qua các kênh phân phối:
+ Kênh trang trại, hợp tác xã
+ Kênh nhà phân phối bán buôn
+ Kênh các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
– NVKD: Cần quản lý doanh số và số lượng hàng hóa theo nhóm, NVKD mang đi giới thiệu đến các cửa hàng.
– Có chính sách giá cho từng đối tượng khách hàng.
– Có hoạt động bán hàng kèm hàng khuyến mãi. (chính sách khuyến mại theo tháng, quý; chính sách tặng kèm quà tặng; chính sách chiết khấu)
- Công nợ
Khách hàng (những chủ trang trại, hợp tác xã, …) thường lấy hàng hóa chưa thanh toán ngay. Đến khi tiêu thụ thành phẩm mới tất toán công nợ.
II. Những sai lầm trong quản lý tài chính kế toán thức ăn chăn nuôi
#Doanh nghiệp thương mại
Thứ nhất, chưa quản lý tốt nhập, xuất, tồn hàng hóa theo nhiều đơn vị tính
Nhiều doanh nghiệp chưa quản lý tốt nhập, xuất, tồn hàng hóa theo nhiều đơn vị tính dẫn đến mất nhiều thời gian, thiếu chính xác khi quy đổi, hạch toán, kiểm kê kho
Thứ hai, doanh nghiệp gặp khó trong việc tổng hợp đơn đặt hàng từ khách hàng
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tổng hợp đơn đặt hàng từ khách hàng, các cửa hàng, đại lý để tính toán số lượng hàng nhập dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức hoặc chậm tiến độ giao hàng.
Thứ ba, khó khăn trong theo dõi chính sách bán hàng cho các nhóm KH khác nhau
Khó khăn trong việc áp dụng, theo dõi chính sách bán hàng cho các nhóm KH khác nhau dẫn đến bán nhầm giá cho KH, làm giảm uy tín và sai lệch doanh thu.
Thứ tư, gặp khó khăn trong việc quản lý theo dõi hàng khuyến mãi
Kế toán gặp khó khăn trong việc quản lý theo dõi hàng khuyến mãi cho khách hàng dẫn đến mất thời gian, dễ bị thất thoát
#Doanh nghiệp sản xuất
Đầu tiên, nhiều kế toán gặp khó trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung
Nhiều kế toán gặp khó khăn trong việc, phân bổ chi phí sản xuất chung ( Nhân công, Chi phí khấu hao máy móc thiết bị , Nguyên Vật liệu phụ) dẫn đến mất thời gian, công sức, sai lệch giá thành sản phẩm
Thứ hai, chưa quản lý được nhập, xuất, tồn kho hàng hóa
Nhiều doanh nghiệp chưa quản lý được nhập, xuất, tồn hàng hóa theo nhiều đơn vị tính dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức quy đổi hoặc số liệu thiếu chính xác.
Thứ ba, kế toán dễ sai sót trong việc kê khai NVL đầu vào
Mất thời gian, dễ sai sót trong việc thống kê, kê khai thuế đầu vào của các NVL đầu vào không có hóa đơn từ các hộ dân
Thứ tư, không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của NVL
Nhiều DN không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của nguyên vật liệu để có kế hoạch nhập hàng dẫn đến đình trệ sản xuất. Đặc biệt là những NVL hiếm, theo mùa vụ
Thứ năm, không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu
Không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu dẫn đến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Thứ sáu, khó khăn trong việc áp dụng chính sách bán hàng
Khó khăn trong việc áp dụng, theo dõi chính sách bán hàng cho các nhóm KH khác nhau dẫn đến bán nhầm giá cho KH, làm giảm uy tín và sai lệch doanh thu.
III. Cách quản lý hiệu quả kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi
Hiện nay, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi kế toán đang thực hiện công việc quản lý tài chính – kế toán bằng việc quản lý tài chính thông qua các công cụ sử dụng bằng excel. Với việc sử dụng bằng excel kế toán dường như không mất nhiều chi phí trong quá trình sử dụng ban đầu nhưng lại mất nhiều thời gian trong việc quản lý, mất nhiều chi phí sửa sai do lỗi từ excel gây ra.
Để hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện công cụ cũ, nhiều doanh nghiệp đã chọn chuyển đổi từ công cụ cũ sang công cụ mới với công cụ mới kế toán hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Quản lý tài chính kế toán bằng quy trình ngoài | Quản lý bằng phần mềm |
Với phương pháp quản lý bằng quy trình ngoài kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi thường rất khó quản lý một số nghiệp vụ như kho, mua hàng, bán hàng (đối với doanh nghiệp thương mại). Kế toán trong doanh nghiệp thương mại thường mắc sai lầm do sai lệch số liệu dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý tài chính kế toán.
Thêm vào đó, nhiều kế toán doanh nghiệp sản xuất phải qua nhiều bước mới có thể tính giá thành, thậm chí không xác định được giá thành dẫn đến không đứng trong việc quản lý tài chính kế toán. |
Với phương pháp quản lý bằng phần mềm kế toán, kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi thực hiện dễ dàng các nghiệp vụ:
Phần mềm cho phép một mặt hàng có nhiều đơn vị tính khác nhau và thiết lập hỗ trợ công thức tính chuyển đổi. Phần mềm cũng có các nghiệp vụ phu hợp với doanh nghiệp sản xuất như:
và còn nhiều tính năng khác phục vụ trực tiếp cho kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trên phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020. |
Phần mềm kế toán MISA hiện đã và đang đáp ứng cho hơn 200.000 doanh nghiệp trong đó có nhiều khách hàng trong lĩnh vực thực phẩm mảng thương mại, mảng sản xuất. Phần mềm kế toán MISA phù hợp với doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi do:
- Phần mềm cho phép tổng hợp số lượng hàng hóa từ nhiều đơn đặt hàng của các cửa hàng, đại lý, khách hàng để tiến hành nhập hàng cho phù hợp. Phần mềm cung cấp báo cáo về tình hình đáp ứng các đơn đặt hàng của cửa hàng đại lý, khách hàng (Thống kê số lượng tồn kho và số lượng đặt hàng chưa giao)
- Phần mềm có thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
- Phần mềm cho phép tích chọn hàng khuyến mãi khi lập chứng từ bán hàng, phần mềm tự động tính doanh thu, thuế, xuất hóa đơn và thống kê số lượng hàng khuyến mãi.
Anh/chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp sản xuất Thức ăn chăn nuôi tại link dưới đây:
> Xem thêm: Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi |