Kiến thức Chủ doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đau đầu với...

Chủ doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đau đầu với công tác quản lý tài chính – kế toán

390

Lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành nghề có sức thu hút lớn đối với các chủ đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình vận hành, bản thân chủ doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý hàng hóa và theo dõi tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp mình.

1. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn

  • Hoạt động mua hàng:

Chi phí hoạt động mua hàng bao gồm những loại sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có mặt trong sản phẩm chế biến bao gồm: chi phí thực phẩm, các loại phụ liệu, gia vị chế biến món ăn, nước uống.
+ Chi phí thuê nhân công để thực hiện các dịch vụ
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ
+ Chi phí quảng cáo facebook, traveloka…
+ Chi phí điện, nước dùng
+ Mua trang thiết bị đầu tư xây mới, sửa chữa khách sạn, nhà nghỉ
+ Chi phí trích hoa hồng cho các công ty, hướng dẫn viên du lịch

  •  Hoạt động bán hàng

+ Khách hàng chủ yếu là các khách lẻ, khách tour theo đoàn, công ty. Chính vì vậy doanh thu từ các dịch vụ cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ đi kèm
+ Nhiều nhà hàng khách sạn hiện nay vẫn đang sử dụng các phần mềm quản lý phòng, phần mềm hỗ trợ order món ăn tuy nhiên những phần mềm này không thể hỗ trợ được doanh nghiệp trong công tác hạch toán kế toán và theo dõi doanh thu, chi phí và lãi lỗ cho doanh nghiệp được.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

2. Khó khăn của chủ doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng khách sạn trong quản lý tài chính – kế toán

  •  Quản lý chi phí và giá thành từng món ăn, đơn hàng, các tiệc

Nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay đang khó khăn trong việc quản lý các chi phí và giá thành của từng món ăn như thế nào để có căn cứ xây dựng báo giá cho các hợp đồng sau. Chính vì thế, nhiều khách sạn nhà hàng khi gửi báo giá cho khách hàng thường quá cao và thiếu đi sự cạnh tranh

  • Quản lý tồn kho tối thiểu để lên kế hoạch nhập hàng kịp thời

Chủ doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng khách sạn hiện đang không quản lý được mức tồn kho tối thiểu để lên kế hoạch nhập hàng kịp thời dẫn đến sự sụt giảm doanh thu cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của các doanh nghiệp

  •  Kiểm soát các loại chi phí: thuê nhân viên, công cụ dụng cụ, mua dịch vụ đầu vào, dịch vụ quảng cáo

Lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tùy vào từng thời điểm với lượng khách nhiều ít khác nhau, chính vì vậy việc kiểm soát chi phí liên quan đến công tác thuê nhân viên, mua các dịch vụ đầu vào hay quảng cáo cũng cần được quản lý chặt chẽ để tránh lãng phí

| Đọc thêm: Tổng hợp kế toán lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn

III. Giải pháp giúp chủ doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn quản lý tốt tài chính – kế toán

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Sử dụng công cụ quản lý truyền thống như Excel buộc chủ doanh nghiệp lĩnh vực này phải theo dõi, thống kê doanh thu, lãi lỗ và chi phí bằng cách tự tạo lập các biểu mẫu excel. Với công cụ này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Mỗi lần nhập sai dữ liệu thì bắt buộc phải nhập lại từ đầu, tiêu tốn không ít thời gian và công sức của người quản lý.

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn cần như:

  • Cho phép quản lý, cung cấp báo cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ chi tiết theo từng món ăn, đơn hàng giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình chính xác chi phí giá thành của từng món ăn/đơn hàng là cơ sở đưa ra chính sách giá phù hợp trong tương lai
  • Cho phép thiết lập tồn kho tối thiểu cho từng vật tư hàng hóa và tự động cảnh báo khi số lượng tồn kho dưới mức tối thiểu để nhập vật tư kịp thời
  • Cho phép hạch toán chi phí theo từng khoản mục (thuê nhân viên, công cụ dụng cụ, mua dịch vụ đầu vào, dịch vụ quảng cáo, …).và cung cấp báo cáo phân tích phi phí để rà soát cắt giảm những khoản không cần thiết

Anh/chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng, khách sạn quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không