Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội, những dự án bất động sản lớn cũng mọc lên ngày càng nhiều. Việc ghi nhận doanh thu cho từng dự án, hợp đồng khiến kế toán các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp không ít khó khăn. Đó cũng chính là lý do khiến hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản hiện nay đều cần ứng dụng tới các giải pháp số hóa trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
I. Tìm hiểu về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bất động sản
1. Bất động sản là gì?
Bất động sản là thuật ngữ chỉ đất đai và những gì gắn vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là gắn liền như nhà cửa, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó.
2. Phân loại bất động sản
Có 3 loại bất động sản:
- Bất động sản có đầu tư xây dựng: nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai, nhà xưởng và các công trình thương mại – dịch vụ, hạ tầng và trụ sở làm việc
- Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng…
- Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang…
3. Kinh doanh bất động sản là gì?
Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
II. Những khó khăn kế toán doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp phải
1. Kiểm soát, xử lý được tiền đặt cọc của khách hàng
Việc xử lý công tác quản lý tiền đặt cọc trong kinh doanh bất động sản hiện vẫn đang được thực hiện trên giấy tờ và các phần mềm riêng lẻ (excel) khiến công việc của kế toán thiếu sự liên kết và thường xuyên xảy ra các sai sót trong quá trình kiểm tra, đối chiếu. Đặc biệt vào các thời điểm bàn giao các dự án bất động sản việc tập hợp tiền đặt cọc của các hợp đồng, dự án khiến kế toán trong lĩnh vực bất động sản gặp không ít những áp lực
Do vậy, doanh nghiệp cần có một giải pháp hỗ trợ quản lý tiền đặt cọc của khách hàng và cung cấp báo cáo tổng hợp, chi tiết về công nợ theo khách hàng nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt các con số dễ dàng, đồng thời người làm kế toán cũng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
2. Tính toán doanh số của từng nhân viên để tính lương, hoa hồng
Theo quy định tại Điều 47 Luật kinh doanh bất động sản 2006, hoa hồng môi giới bất động sản được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được hưởng một khoản tiền hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới khi bên được môi giới ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
- Mức hoa hồng môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản hoặc tỷ lệ phần trăm giá trị chênh lệch giữa giá bán bất động sản và giá của người được môi giới đưa ra hoặc một số tiền cụ thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng môi giới bất động sản.
Việc ghi nhận doanh số của nhân viên trên các file tài liệu riêng lẻ khiến kế toán gặp khó khăn trong việc xác định tính minh bạch của thông tin và thường gặp các thiếu sót trong các tiêu chí để tính chiết khấu cho từng nhân viên
3. Thống kê, phân bổ các khoản chi phí quảng cáo, hội thảo … để tham mưu cho BLĐ cắt giảm các khoản không cần thiết
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường phát sinh các chi phí liên quan đến công tác quảng cáo, tổ chức hội thảo…cụ thể:
- Chi phí quảng cáo: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực hiện hoạt động quảng cáo thông qua mạng xã hội, biển bảng, in ấn để phục vụ công tác giới thiệu các dự án đến với người có nhu cầu.
- Chi phí hội thảo: Doanh nghiệp sẽ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ về các dự án của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng tới tham gia. Những buổi hội thảo sẽ phát sinh nhiều chi phí liên quan như chi phí thuê hội trường, chi phí quà tặng, chi phí công tác tổ chức…
- Chi phí môi giới, hoa hồng: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh môi giới bất động sản, việc trích % hoa hồng cho các nhân viên có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Kế toán để thống kê các khoản chi phí này sẽ gặp nhiều khó khăn do có rất nhiều chi phí phát sinh và được ghi chép nhỏ lẻ dẫn đến trong quá trình tổng hợp cũng sẽ gặp phải các sai sót. Vì vậy kế toán cần có công cụ hỗ trợ theo dõi các chi phí theo khoản mục để thuận tiện hơn trong quá trình xử lý các số liệu
III. Giải pháp giúp kế toán doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quản lý tốt tài chính – kế toán
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện đang quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ, tiền đặt cọc và tính toán hoa hồng môi giới cho nhân viên trên công cụ quản lý Excel. Với phương pháp này, kế toán cần phải tự tạo lập các biểu mẫu, báo cáo phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. Chính vì thế, bản thân những người làm kế toán cũng sẽ gặp không ít những sai sót và khó khăn trong công tác tổng hợp, thống kê các số liệu.
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay đều có nhu cầu ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác quản lý tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Việc sử dụng các giải pháp số hóa giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru giữa các bộ phận, đồng thời xây dựng được sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, tránh xảy ra các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình xử lý công việc.
Anh chị tìm hiểu chi tiết hơn về các công cụ quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản tại link dưới đây:
> Xem thêm: Quản lý tài chính, kế toán doanh nghiệp kinh doanh bất động sản – Đâu là phương pháp tối ưu? |