Kiến thức Tuyển dụng Các phương pháp phỏng vấn thông thường

Các phương pháp phỏng vấn thông thường

69
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamĐể có thể tuyển dụng được một ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng một cách nhanh nhất, người phỏng vấn phải có những kỹ năng và kinh nhất định. Tham khảo những phương pháp sau đây để lựa chọn cách phỏng vấn phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp phỏng vấn khác nhau trong một cuộc phỏng vấn.
1. Phỏng vấn có cấu trúc:
Bảng câu hỏi được chuẩn bị trước trước và có thang đánh giá. Được phát triển xung quanh những yêu cầu quan trọng cho việc thực hiện công việc
Ưu điểm:
– Nhất quán, tất cả ứng viên đều được đối xử bình đẳng.
– Đáng tin hơn
– Dễ quản lý thời gian
– Bao quát tất cả các lãnh vực
– Dễ so sánh
Khuyết điểm:
– Có thể thiếu linh hoạt
– Một số lĩnh vực bị bỏ qua khi thời gian phỏng vấn ngắn
– Người phỏng vấn bị khống chế theo cấu trúc và có thể bị ức chế khi câu hỏi cứ lập đi lập lại từ ứng viên này sang ứng viên khác
– Ứng viên thấy bị hỏi dồn dập câu hỏi nếu không hỏi khéo
Bốn loại câu hỏi chính được dùng:
– Câu hỏi về kiến thức
– Câu hỏi mô phỏng về công việc
– Câu hỏi tình huống
– Câu hỏi khác về yêu cầu công việc
2. Phỏng vấn không cấu trúc
Ưu điểm:
– Dễ dẫn dắt và tìm hiểu các lãnh vực khác
– Ứng viên cảm thấy thoải mái hơn
– Có thể thay đổi theo tình huống cá nhân
Khuyết điểm:
– Khó điều khiển phỏng vấn hơn
– Có thể bỏ qua các lãnh vực quan trọng
– Khó so sánh giữa các ứng viên
3. Nhóm phỏng vấn
Ưu điểm:
– Khách quan hơn dựa vào quyết định của nhóm
– Ứng viên được quan sát kỹ hơn
– Một thành viên của nhóm có thể để ý hoặc nghĩ ra điều mà người khác bỏ qua
– Thích hợp đối với các công việc cao cấp hơn
Khuyết điểm:
– Tốn kém
– Người xin việc có thể cảm thấy bị áp đảo hoặc rụt rè
– Nhóm phỏng vấn có thể nói chuyện, tranh luận với nhau
– Ít cơ hội thiết lập mối quan hệ hơn
4. Phỏng vấn căng thẳng
Là cuộc phỏng vấn mà người phỏng vấn cố tình tạo áp lực lên ứng viên bằng nhiều hình thức. Hỏi câu hỏi khó và dồn dập, dùng những câu hỏi phản biện hoặc phủ định (ví dụ: tôi không tin anh làm được như vậy…, anh nói sai rồi…, anh không xứng đáng…)
Ưu điểm:
– Cho thấy cách ứng xử của ứng viên trong điều kiện sức ép về tâm lý.
– Thích hợp đối với các công việc có sức ép cao hay công việc không thú vị
Khuyết điểm:
– Người phỏng vấn phải chuyên nghiệp
– Có thể gây bực tức và dễ mất người giỏi
– Có thể ảnh hương đến uy tín của tổ chức nếu sau đó không được giải thích
– Chỉ phù hợp với một số công việc
Những đề tài không được phép đề cập đến: tôn giáo, chính trị, chủng tộc, giới tính…
5. Phỏng vấn nhóm ứng viên
Ưu điểm:
– Dể so sánh hơn
– Tạo tình huống làm việc mô phỏng
– Thích hợp với công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, phối hợp, làm việc trong đội
Khuyết điểm:
– Tốn kém
– Người đánh giá phải được đào tạo
– Có thể không phải lúc nào cũng thích hợp
– Ít tiếp xúc cá nhân hơn

Theo Timviecnhanh

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không