Kiến thức Marketing Marketer không phải là một người tiêu dùng điển hình

Marketer không phải là một người tiêu dùng điển hình

19
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamMarketer không phải là một người tiêu dùng điển hình: Họ thường có xu hướng khám phá thiết bị mới có mặt trên thị trường, sở hữu smartphone và sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số thường xuyên hơn. 
Hệ quả là, họ có khả năng mất đi sự nhanh nhạy với các khách hàng tiềm năng, theo một nghiên cứu của ExactTarget.
Dưới đây là các phát hiện bổ sung về “Subscribers, Fans, và Followers” từ ExactTarget mang tên “Marketers From Mars” (Marketer từ sao Hỏa), một cuộc thăm dò người tiêu dùng online và các marketer về hành vi sử dụng digital media của họ.

Các hành vi cơ bản khi online
Trong báo cáo của mình, ExactTarget chia digital user tại Mỹ thành 3 phân khúc:
– Subscribers: Người tiêu dùng online, nhận được ít nhất một email một ngày
– Fans: Người tiêu dùng online có một tài khoản Facebook đang hoạt động, là fan của ít nhất một công ty hay nhãn hiệu trên Facebook.
– Followers: Người tiêu dùng online có một tài khoản Twitter đang hoạt động, người “follow” ít nhất một công ty hay nhãn hiệu trên Twitter.

Từ đó, đã phát hiện ra rằng:
– Subscribers: 98% marketer là các email subscriber, trong khi chỉ 93% người tiêu dùng online subscribe email.
– Fans: 86% marketer là các Facebook fan, trong khi đó, con số này đối với người tiêu dùng online là 58%.
– Followers: 61% marketer là các Twitter Followers, so sánh với 12% người tiêu dùng online.
Tương tự, có tới 90% marketer sở hữu một chiếc smartphone, so với 51% người tiêu dùng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi 51% user sở hữu smartphone có xu hướng cư xử như một marketer hơn là các user không có smartphone. Họ cũng sử dụng nhiều các công cụ hiện đạị như email, mobile apps và social media hơn hẳn những người không có smartphone. Bên cạnh đó, họ còn chia sẻ nhiều content và mua sắm nhiều sản phẩm hơn.

Các hành vi kỹ thuật số (Digital Behaviors) theo kênh
Marketer khác với người tiêu dùng ở cái cách mà họ sử dụng các kênh digital như Email, Facebook và Twitter.
– Email: 45% marketer thích giao thiệp với các nhãn hiệu qua email, trong khi con số này là 36% đối với người tiêu dùng online sở hữu một chiếc smartphone, và 49% đối với user không có smartphone.
93% marketer thực hiện việc mua hàng nhờ email marketing, trong khi chỉ có 49% người tiêu dùng online làm điều này.
34% marketer không có thói quen check mail vào cuối ngày, 46% người tiêu dùng cũng vậy.
– Facebook: 21% Marketer thích giao tiếp với các thương hiệu trên Facebook, trong khi con số này là 31% đối với người tiêu dùng online sở hữu một chiếc smartphone, và 26% đối với user không có smartphone.
41% marketer thực hiện việc mua hàng dựa vào các thông điệp họ thấy trên Facebook, trong khi chỉ có 26% người tiêu dùng online làm điều này.
Facebook là công cụ chia sẻ ảnh yêu thích đối với 59% marketer và 34% người tiêu dùng online
– Twitter: Trong số những người sử dụng Twitter, có 58% marketer follow các thương hiệu để nhận được các thông báo về sản phẩm mới, trong khi con số này là 46% đối với người tiêu dùng sở hữu Twitter account.
25% marketer thực hiện việc mua hàng dựa vào các thông điệp trên Twitter, trong khi chỉ có 9% người tiêu dùng online làm điều này.

Tương tác với thương hiệu online
Người tiêu dùng online có smartphone sử dụng Facebook (31%) tương đương như Email (36%) để giao tiếp với thương hiệu mà họ tin tưởng, trong khi những người không có smartphone có thiên hướng dùng Email (49%) hơn là Facebook (26%) trong các cuộc đối thoại với thương hiệu.

Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng
Đối với cả người tiêu dùng sở hữu smartphone và marketer, email tiếp tục là công cụ quyền lực ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của cả 2 loại đối tượng này (93% và 56%), trong khi đối với người dùng không có smartphone, các thư trực tiếp có tác động mạnh hơn cả tới quá trình mua hàng. Tuy vậy nhưng email vẫn giữ vững ngôi vị là kênh thứ 2 có ảnh hưởng nhất tới quyết định mua hàng của phân khúc này (42%).
Các trang web và thư trực tiếp cũng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của maketer (74% và 81%) và người tiêu dùng sở hữu smartphone (44% và 51%).
Việc sử dụng mạng xã hội hàng ngày
Có một số sự khác biệt thú vị về thói quen sử dụng mạng xã hội giữa marketer và người tiêu dùng
Marketer sử dụng email, tin nhắn, Facebook và Twitter hàng ngày nhiều hơn so với người tiêu dùng. Trong đó, người tiêu dùng sở hữu smartphone có xu hướng sử dụng Facebook (66% so với 50%) và Twitter (31% so với 10%) hơn người dùng không có smartphone.
Điều thú vị là, người tiêu dùng có smartphone sử dụng các mạng xã hội mới nổi như Pinterest, Instagram và Foursquare nhiều hơn so với marketer.
Chi tiêu Marketing
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các marketer có xu hướng đặt trọng tâm vào các kênh mới nổi hơn người tiêu dùng.
– Giá trị của một app: 23% Marketer tin tưởng vào giá trị của các ứng dụng smartphone trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, trong khi chỉ có 7% người tiêu dùng đồng ý như vậy.
– Email: 33% người tiêu dùng cho rằng, các công ty nên đầu tư ngân sách marketing vào email, và chỉ có 26% marketer nghĩ tương tự.
– Twitter: chỉ có 5% người tiêu dùng cho rằng, các công ty nên đầu tư ngân sách marketing vào Twitter và có tới 12% marketer nghĩ tương tự.
Người tiêu dùng không thích những thông tin chung chung, 14% trong số họ thích các thông tin về sản phẩm, 6% thích các thông tin liên quan. Họ yêu thích Facebook content (22%) và website công ty (24%).

Marketer và người tiêu dùng có cùng quan điểm trong vài điều như:
– Thói quen buổi sáng: Cả Marketer (76%) và người tiêu dùng (69%) đều thừa nhận check email là việc đầu tiên họ làm trong ngày.
– Thích deal khuyến mại: Cả Marketer (74%) và người tiêu dùng (73%) đều subscribe để nhận được email coupon và khuyến mại.
– Mạng xã hội: Cả Marketer (81%) và người tiêu dùng (66%) đều sử dụng Facebook như một mạng xã hội hàng đầu
Về dữ liệu: Các phát hiện dựa trên survey của 1,201 người tiêu dùng và 411 marketer trong tháng 9/2012.

Theo strategy

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không